Phòng chống cảm lạnh cho trẻ khi bạn sử dụng điều hòa

Hiện nay do thời tiết nắng nóng thất thường nên ngày càng có đông người lắp đặt máy điều hoà cho gia đình sử dụng. Nhất là trong mùa hè này, nhiệt độ thời tiết đang nóng dần lên gây cảm giác khó chịu. Chính vì vậy, việc có một cái máy điều hoà mát mẻ để sử dụng thì rất thoải mái. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý trong việc sử dụng máy điều hoà.

Đặc biệt là khi bạn có con nhỏ nhé. Do sức đề kháng yếu nên các bé rất dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh nếu bạn phải phụ thuộc máy điều hoà quá nhiều. Vậy thì làm thế nào để bảo vệ bé khỏi các nguy cơ này? Cùng vnteen.com tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

Các bé nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ

Các bé nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ
Các bé nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ

Ở giai đoạn sơ sinh (dưới 30 ngày tuổi), cơ thể trẻ chưa có khả năng điều hòa nhiệt độ như người lớn, nhất là những bé sinh non. Với cùng một nhiệt độ môi trường, người lớn thấy nóng nhưng các bé có thể thấy lạnh.

Với trẻ sinh đủ tháng và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt thường rơi vào khoảng 36,5-37,5 độ C. Nếu trẻ được mang quần áo, bao tay, bao chân, đội mũ và đắp chăn thì nhiệt độ phòng có thể để ở mức 26-28 độ C. Với mức nhiệt độ này, người lớn có thể thấy nóng bức nhưng đó là mức nhiệt phù hợp với trẻ nhỏ.

Lưu ý trong việc sử dụng máy điều hoà

Tránh để quạt điều hòa hướng thẳng vào người bé

Hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm. Nếu để quạt hay điều hòa thổi thẳng vào mặt và đầu thì các bé rất dễ mắc bệnh đường hô hấp, viêm mũi, viêm phổi, đau họng. Nên để tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, quạt không thổi trực tiếp vào hướng trẻ nằm.

Thường xuyên nhỏ mũi và cho con uống nước

Nằm điều hòa có thể tạo cảm giác mát mẻ nhưng dễ gây khô mũi, khô da. Vì vậy, mẹ nên cho con uống nước thường xuyên (trẻ bú mẹ thì có thể tăng số lần bú) để tránh bị mất nước. Có thể nhỏ nước muối sinh lý để bé không bị khô mũi.

Nắm rõ quy tắc 3 phút

Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng điều hòa và môi trường bên ngoài có thể khiến chúng ta bị “sốc nhiệt”. Đối với trẻ nhỏ, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm trẻ bị ốm, dễ ho, sốt…

Trước khi đưa con từ phòng điều hòa ra ngoài, mẹ hãy mở cửa trước 3 phút. Để con đứng chơi gần đó và làm quen với luồng khí nóng ở bên ngoài.

Khi trẻ đi từ ngoài về, mẹ cũng không nên cho con vào phòng điều hòa ngay. Hãy lau mồ hôi cho bé, để bé ngồi nghỉ ít nhất 3 phút ở nhiệt độ phòng bình thường rồi mới bật điều hòa.

Thường xuyên vệ sinh điều hòa

Thường xuyên vệ sinh điều hòa
Thường xuyên vệ sinh điều hòa

Thông thường, chúng ta chỉ sử dụng điều hòa trong mùa hè. Trải qua một mùa đông dài, các bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc sẽ bám vào tấm lưới lọc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh điều hòa sau mùa đông dài không sử dụng.

Ngoài ra, điều hòa cũng cần được vệ sinh định kỳ, kiểm tra lại đường dây để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

Đừng lạm dụng điều hòa

Không nhất thiết phải sử dụng điều hòa cả ngày. Khi trời không quá nóng, sử dụng quạt để làm mát là đủ.

Việc bật điều hòa cả ngày và để trẻ ở trong phòng kín có thể dẫn đến cảm giác bí bách, khó thở. Sau vài tiếng sử dụng điều hòa, cha mẹ nên mở cửa để không khí trong phòng lưu thông tốt hơn.

Nhiệt độ điều hoà nên để từ 26 đến 28 độ

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không có cơ chế điều tiết thân nhiệt tốt như người lớn. Điều này làm cho bé dễ mắc bệnh rôm sảy; mất nước hoặc say nắng khi phải ở trong môi trường có nhiệt độ cao, nóng bức.

Nhiệt độ hợp lý nhất cho trẻ nên duy trì ở mức 23 – 27 độ C. Phòng có nhiệt độ thích hợp và thoáng khí giúp bé ngủ ngon; và làm giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử trẻ nhũ nhi SIDS (hiện tượng trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân).

Không để điều hoà quá 2-3 tiếng

Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 – 15 phút. Mỗi khi ra ngoài, bạn nên mở rộng cửa; đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *