Cách chăm sóc sức khoẻ cho mẹ bầu và thai nhi đã rất khó khăn. Khi sinh nở, chăm sóc sức khoẻ cho em bé lại càng khó hơn rất nhiều lần. Giai đoạn thai kỳ chỉ 9 tháng. Còn giai đoạn bé làm trẻ em thì mười mấy năm. Khi còn nhỏ, cơ thể của bé chưa hoàn thiện đầy đủ. Bé thường hay nhạy cảm với một số tác nhân rất đơn giản như thay đổi thời tiết, khói bụi,…
Vì thế mà trẻ em rất thường gặp các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, viêm phổi là một trong những căn bệnh tương đối dễ mắc. Vậy làm thế nào để giúp bé nhà bạn phòng chống được bệnh viêm phổi? Xem tiếp bài viết dưới đây của vnteen.com nhé!
Mục lục
Bệnh viêm phổi có thể đến bất cứ lúc nào
Nhiều người nghĩ chỉ khi thời tiết lạnh mới gây viêm phổi ở trẻ. Vì nhận thức sai lầm và chủ quan của các bậc phụ huynh nên ít chú ý đến biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em trong mùa nắng nóng.
Viêm phổi ở trẻ có thể do virut hoặc vi khuẩn, như phế cầu khuẩn hay virut cúm, virut hợp bào… Khi chúng mới xâm nhập vào cơ thể, các biểu hiện ban đầu là trẻ có sốt nhẹ hoặc sốt cao liên tục, đau họng, chảy nước mắt, mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc,…. nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi.
Mùa hè cũng có thể bị viêm phổi
Do thời tiết nóng nực nên các đồ ăn lạnh được sử dụng nhiều như nước đá, kem, hoa quả trong tủ lạnh… đây là những thứ đặc biệt hấp dẫn với trẻ, nhất là những bé lớn, đã hình thành được thói quen ăn uống. Nếu dùng nhiều và liên tục các thức ăn này rễ gây viêm họng, kéo dài sẽ làm cho viêm đường hô hấp ngày một nặng hơn và dẫn tới viêm phổi.
Trong những ngày hè nóng bức, nhiều gia đình sử dụng điều hòa nhiệt độ cả ngày lẫn đêm và nhiều người thường để chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời khá nhiều làm cho trẻ ra vào phòng lạnh đột ngột cũng khiến trẻ không kịp thích nghi nên dễ viêm đường hô hấp trên và nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể bị viêm phổi vì biến chứng. Ngoài ra, mùa hè trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, nếu không chú ý thì mồ hôi dễ gây nhiễm lạnh, nhất là khi bé mặc quần áo không thoáng mát, thấm mồ hôi. Đối với trẻ lớn, nếu đang nhiều mồ hôi mà đi tắm ngay cũng dễ bị cảm lạnh và dẫn đến viêm phổi.
Chăm sóc khi bé bị bệnh
Trong trường hợp nhẹ, có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn (natriclorit 0,9%); súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày. Nếu các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế, tránh những diễn biến nặng của bệnh. Để phòng bệnh cho trẻ các bậc phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ, không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ và loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh trong mùa hè đã kể trên.
Một số lưu ý phòng tránh viêm phổi
Chăm sóc và nâng cao sức đề kháng cho trẻ được xem là thiết yếu. Nhất là trong phòng bệnh viêm phổi ở trẻ. Cần tuân thủ các chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Đảm bảo môi trường sinh hoạt vui chơi của trẻ được an toàn sạch sẽ. Đồng thời thường xuyên lau chùi đồ chơi của trẻ. Không hút thuốc lá và các công việc tạo khói trong phòng có trẻ. Vệ sinh miệng và mũi cho trẻ.
Các nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ liên quan nhiều đến các nhóm vi sinh vật. Ví dụ như là liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn. Đặc biệt trong đó là phế cầu khuẩn (Streptococcus Pneumoniae). Vì thế nên việc tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm phòng. Điều này là rất cần thiết để ngừa bệnh viêm phổi do nhóm nguyên nhân này.
Ngoài ra, trẻ em sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay. Nhằm để đảm bảo phát triển toàn diện hệ miễn dịch. Các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức để phát hiện; và có hướng xử lý kịp thời khi phát hiện trẻ có dấu hiệu ho, khó thở, viêm phổi.