Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Vì vậy bạn cần phải thực hiện một số thay đổi quan trọng trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa căn bệnh đe dọa tính mạng này.
Đột quỵ là một cấp cứu y tế có thể đe dọa tính mạng. Sau khi đột quỵ, bạn có thể cần phẫu thuật và dùng thuốc đặc biệt, và bạn có thể mắc các vấn đề về não lâu dài. Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa được đột quỵ, nhưng bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ bằng cách thay đổi lối sống (bao gồm cả ăn uống lành mạnh). Theo Hiệp hội Đột quỵ, có sáu thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Mục lục
Nguyên tắc trong việc cung cấp dinh dưỡng cho người bị đột quỵ
– Năng lượng nên giảm bớt để giảm hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, tránh tăng cân, năng lượng khuyến cáo từ 30-35kcal/kg cân nặng/ngày (Cân nặng 50 kg thì năng lượng khoảng 1500 – 1750 kcal/ngày).
– Lượng đạm bổ sung ít hơn người bình thường: 0,8g/kg cân nặng/ngày. Trường hợp, người bệnh có suy thận, lượng đạm giảm hơn theo khuyến nghị.
– Chất béo nên giữ 25-30g chất béo/ngày. Hạn chế Cholesterol < 300 mg/ngày
– Bổ sung kali, các vitamin và muối khoáng.
– Mỗi ngày dùng ít nhất 300mcg acid folic
– Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu, tốt nhất ở dạng mềm lỏng: cháo, súp, sữa
– 3-4 bữa/ngày
– Tránh ăn quá no
– Muối giảm 4-5g/ngày
Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Thêm trái cây và rau
Việc cắt giảm đồ ăn vặt không phải là tất cả, việc tăng lượng trái cây và rau quả của bạn có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Vì trái cây và rau quả là những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng. Bạn nên đặt mục tiêu ăn 5 phần trái cây và rau mỗi ngày.
Các chuyên gia khuyến nghị thường xuyên ăn thực phẩm giàu kali như khoai lang và khoai lang trắng, chuối, cà chua, mận khô và dưa, hoặc thực phẩm giàu magiê như rau bina và đậu edamame để ngăn ngừa đột quỵ.
Thêm chất xơ
Chất xơ không chỉ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón mà còn có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Hiệp hội Đột quỵ cho biết: “Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm lượng cholesterol trong máu của bạn. Khi chọn thực phẩm giàu tinh bột, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc chẳng hạn như bánh mì nguyên cám.”
Protein lành mạnh
Protein đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Chẳng hạn như thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể trong máu của bạn. Ăn chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol của bạn, vì vậy hãy cố gắng giảm lượng chất béo bão hòa bạn ăn và chọn các loại protein lành mạnh hơn như thịt nạc, đậu và đậu lăng.
Theo Hiệp hội Đột quỵ, bạn nên ăn hai phần cá mỗi tuần. Đặc biệt là cá nhiều dầu như cá thu, cá mòi hoặc cá hồi, vì chúng có chứa axit béo omega-3. Có thể ngăn ngừa đông máu và giảm huyết áp. Các nguồn protein ăn chay hoặc thuần chay bao gồm đậu phụ, đậu Hà Lan, các loại hạt.
Ít chất béo và đường
Tất cả chúng ta đều cần chất béo và đường trong chế độ ăn uống. Nhưng quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Hiệp hội Đột quỵ cảnh báo: “Thực phẩm được chiên trong bơ; dầu hoặc bơ sữa trâu sẽ chứa lượng chất béo cao. Thay vào đó, hãy sử dụng dầu thực vật, hạt và dầu ô liu. Các loại thịt đã qua chế biến, pho mát đầy đủ chất béo, bánh ngọt và bánh quy chế biến sẵn đều chứa nhiều chất béo bão hòa. Vì vậy hãy cố gắng hạn chế lượng chất béo này trong chế độ ăn uống của bạn. Lượng đường cao trong nhiều loại nước ngọt, đồ ăn sẵn và đồ ăn nhanh đều có thể làm tăng cân. Tự nấu đồ ăn và các đồ ăn nhẹ lành mạnh có thể giúp cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống của bạn”.
Nói không với đồ chiên
Cách bạn nấu thức ăn cũng quan trọng như những gì bạn ăn. Hấp, luộc và nướng đều tốt cho sức khỏe hơn chiên. Vì vậy hãy cố gắng sử dụng các phương pháp này càng nhiều càng tốt.
Chiên làm tăng thêm chất béo, vì vậy bạn chỉ nên thỉnh thoảng thưởng thức đồ chiên rán như một món ăn vặt. Thay vì như một phần thường xuyên trong chế độ ăn uống của mình.
Coi chừng lượng muối
Quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và bạn không nên ăn quá 6g (hoặc một thìa cà phê) muối mỗi ngày.
Hiệp hội Đột quỵ giải thích: “Phần lớn lượng muối chúng ta ăn được ‘giấu’ trong thực phẩm chế biến sẵn như bữa ăn sẵn; khoai tây chiên giòn, các loại hạt, bánh ngọt và bánh quy cũng như thịt chế biến sẵn. Tránh thêm muối vào thức ăn khi bạn đang nấu ăn hoặc nên hạn chế chấm muối. Thay vào đó, hãy thử dùng gừng tươi; nước chanh và ớt hoặc các loại thảo mộc và gia vị khô để tạo hương vị cho món ăn.
Chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần có lối sống lành mạnh, cai thuốc lá; uống rượu bia thích hợp, giảm stress để nói không với đột quỵ.