Nước luôn hiện diện trong đa số hoạt động sống thường ngày của mỗi con người với nhiều lợi ích quan trọng. Từ xa xưa, dân tộc Việt thường sử dụng giếng khơi làm nơi cung cấp nguồn nước cho mỗi gia đình sinh hoạt, nó cũng có tầm ý nghĩa quan trọng khi gắn với nhiều dấu ấn lịch sử và giá trị văn hóa qua nhiều thời kỳ. Ngày nay, mặc dù giếng khơi không còn hiện hữu nhiều nhưng trong ý thức và ký ức mỗi người nó luôn hiện diện vững chãi cùng những tinh hoa văn hóa của cộng đồng người Việt một thời.
Giá trị văn hóa, lịch sử của giếng khơi
Từng là “nguồn nước của một thời”, giếng khơi như là một nhân chứng cho nhiều đổi thay của Hà Nội. Cách đây khoảng 30 năm, giếng khơi vẫn là nguồn nước không thể thiếu ở những khu phố cũ… Giếng khơi có ở các tỉnh đồng bằng miền Bắc từ những năm 1959 đến những năm 2002- 2003.
Giá trị lịch sử của giếng này rất vĩ đại. Phong trào giếng khơi làm bể nước mưa và đại diện cho nếp sống văn minh ăn chín uống sôi. Nó là một bước tiến thật trân trọng chống được các dịch bệnh về mắt, da, tiêu hóa… Ở vùng Sơn Tây hay trung du có giếng nước đá ong, nước trong veo, ngon lành mát rượi. Ở các tỉnh ven biển đào xuyên xuống cát mấy mét là có nước ngọt.
Giếng ngoài giá trị sử dụng cung cấp nước cho đời sống người dân còn có giá trị lưu giữ lịch sử. Giặc giã tràn vào, giếng thành nơi lưu giữ những vật dụng thiết yếu. Cụ thể, khi cả làng đang nấu bánh chưng, giặc vào, người làng đưa bánh xuống giếng, vài tháng sau trở về, vớt bánh lên, nấu lại, vẫn ăn được, vẫn giữ được hương vị quê nhà mà sử sách ở Quảng Bình từng ghi chép. Bên cạnh đó giếng nước, cùng với cây đa, mái đình tạo nên bộ cảnh quan có tính thẩm mỹ cao, mang lại giá trị đẹp, tinh tế cho cảnh sắc làng quê.
Dấu ấn đặc biệt của giếng khơi trong thời chiến
Sau năm 1975 lính Việt đóng quân trong sân bay Nha Trang đều dùng giếng kiểu này. Mỗi đại đội một hai giếng, mỗi bếp ăn một giếng to có máy bơm hút lên tháp nước. Đào sâu xuống cát năm sáu mét là có nước ngọt dùng rồi, pha trà, pha mì tôm ngon lành. Có một vài giếng có mùi dầu tây, lính ta vẫn phải dùng hàng ngày. Giếng nước ở mỗi vùng đồng bằng quê sẽ khác, nơi gọi là giếng thơi, nơi thì gọi giếng khơi.
Nhiều nhà giữa xóm có giếng này nhưng nước thì không pha chè được vì ngang và chát. Nhà gần ao ruộng cánh đồng thì nước giếng ngọt hơn và nhiều hơn. Hầu hết mỗi nhà có một giếng này để rửa ráy, giặt giũ sinh hoạt. Cũng dùng nước ao to của xóm cho tắm giặt, rửa rau.. làm cá, thịt nhiều hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà không có giếng. Những nhà đó có đất thổ cao hoặc nhà ít người, neo đơn…vv. Có khi ba bốn nhà chung cái giếng thơi. Giếng có thể dùng chung ở giữa hai nhà, bên cạnh là cái hầm kèo chữ A tránh máy bay Mỹ….
Cách xây dựng giếng
Để làm giếng, người ta quây cót tròn và cuốn các khoanh giếng. Mỗi khoanh hai hàng gạch đứng và bắt bằng vữa xi măng cát. Để ở sân mươi ngày cho thật cứng xi măng rồi mới hạ xuống giếng, đào giếng phải sâu hơn bốn mét. Mấy người đàn ông lực lưỡng đào theo kiểu hạ cấp trên rộng, dưới hẹp dần bằng đường kính khoanh giếng, khoảng một mét. Nhà cao đất giữa xóm thì phải chín mười khoanh giếng mới có nước.
Phải bịt kín thành giếng, không để có mạch ngang, nếu không nước sẽ không sạch, váng và đục. Hôm đào giếng và hạ giếng cả gia đình sẽ rất bận rộn. Kết thúc bữa đào sẽ có bữa cơm rượu, cá, thịt gà. Sau đó nhà khá giả sẽ làm nền giếng và nhà tắm. Giếng khơi tắm mùa hè rất mát lạnh.
Hồi xưa ở quê chưa có điện, đêm hè oi bức, khuya ra dôi vài gầu nước giếng mát mẻ là vào ngủ được ngay. Từ khi có nước giếng khoan, rồi nước nhà máy nước sạch mắc đến từng hộ, các giếng khơi này đều đã bị lấp kín. Nhiều thế hệ trẻ hiện nay rất ít không biết giếng khơi. Giếng khơi một thời hoài niệm và là một kỳ quan thân thiết của mỗi nhà ở làng quê thời chưa xa.