Có thể nói thời gian gần đây tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ em tăng lên rất nhiều. Số trẻ em nhiễm bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và số lượng ngày một tăng lên. Chính vì sự nguy hiểm đó mà đây được xem là căn bệnh mang lại mối lo ngại của rất nhiều gia đình. Đối với trẻ em sẽ chưa nhận biết được những điều tốt cũng như sự an toàn khi tiếp xúc với mọi vật xung quanh. Chính vì thế ba mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để có thể nhận biết, phòng bệnh và điều trị cho con. Thông qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh tai chân miệng
Bệnh tai chân miệng là gì?
Bệnh Tay Chân Miệng (BTCM) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt và mụn nước thường thấy xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và ở bên trong miệng.
BTCM phần lớn ảnh hưởng đến đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi và thường gặp nhất là ở lứa tuổi dưới 5. Trẻ em ở nhà trẻ, mẫu giáo, nơi tập trung nhiều trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bùng phát dịch BTCM do bệnh lây qua tiếp xúc từ người sang người, và trẻ còn nhỏ nên sẽ là đối tượng dễ bị lây bệnh nhất. Trẻ em khi lớn lên thường miễn dịch với bệnh tay chân miệng vì các kháng thể được hình thành sau khi phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh. Tuy nhiên, vẫn có khả năng thanh thiếu niên và người lớn cũng bị mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây ra bệnh tai chân miệng ở trẻ em
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Nhóm virus này bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các virus nhóm Enterovirus, bao gồm virus Enterovirus 71 (EV71) với rất nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Các loại virus gây tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh qua đường miệng hoặc các chất dịch tiết ra từ mũi, miệng hoặc phân của trẻ. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nếu:
Trẻ tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ nước mũi, nước bọt của người bệnh trong lúc ho hay hắt hơi.
Trẻ cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính virus gây tay chân miệng, sau đó vô tình chạm vào mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay kỹ lưỡng.
Người chăm sóc trẻ không rửa tay thường xuyên, khiến virus lây từ bàn tay người lớn sang trẻ nhỏ.
Do lây truyền nhanh nên bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi có trẻ mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh hay chữa trị kịp thời, những trẻ xung quanh sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.
Triệu chứng của bệnh tai chân miệng
Tay chân miệng thường gặp nhiều ở trẻ dưới 10 tuổi, phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì càng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng.
Các biểu hiện đặc trưng của bệnh là mệt mỏi, đau họng. Nếu sốt nhẹ ở 37,5 đến 38 độ C hoặc sốt cao 38,5 đến 39 độ C. Ngoài ra, bé cũng sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn.
Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.
Một số ít trường hợp, khi gặp phải biến chứng nặng, trẻ sẽ có những dấu hiệu như sốt từ 39 độ C trở lên, sốt trên 2 ngày, ói nhiều, lừ đừ, thở nhanh, thở khó, quấy khóc, bứt rứt, giật mình hốt hoảng nhiều lần, run giật cơ, mất thăng bằng khi đứng… Lúc này, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để được đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn cách điều trị tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng không có phương pháp đặc trị, cách điều trị hữu hiệu nhất là chăm sóc trẻ thật tốt thông qua việc cho trẻ uống nước thường xuyên, khuyến khích trẻ ăn uống và cho uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn. Do sự đau đớn gây ra bởi các vết loét bên trong niêm mạc miệng. Do đó, bạn nên cho trẻ ăn những món mềm, nhỏ, kích thích ngon miệng. Chẳng hạn như súp, cháo, sinh tố trái cây… Để tăng sức đề kháng, mau lành các vết loét trong miệng, bảo vệ vị giác. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ dùng các thực phẩm nhiều nước, mát và giàu vitamin C như nước ép dưa hấu, cà chua, ổi, táo…
Nếu trẻ bị sốt, bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ. Bạn tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi. Bởi aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em. Đây một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
Phương pháp phòng bệnh tay chân miệng
Vệ sinh tay sạch sẽ
Trên bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi sinh vật. Trong đó có rất nhiều vi khuẩn, virus gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn và đặc biệt là tay chân miệng. Tuy vậy, việc rửa tay với xà phòng vẫn chưa trở thành thói quen thường xuyên của nhiều người. Theo các chuyên gia, có rất nhiều trường hợp mắc và tử vong do bệnh tay chân miệng có thể ngăn ngừa được thông qua việc rửa tay thường xuyên.
Vệ sinh tay được xem là liều vắc xin đơn giản, dễ thực hiện và có thể cứu sống hàng triệu người. Việc rửa tay đúng cách sẽ giúp giảm tới 35% nguy cơ lây truyền bệnh tay chân miệng. Bạn nên nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên. Đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Sau khi ra ngoài về, sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi ho, hắt hơi. Hoặc làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay và trước khi ăn.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có thói quen rửa tay vội vàng. Do đó, bạn cần chọn những sản phẩm nước rửa tay có công thức diệt khuẩn siêu tốc. Như Ion Bạc để đảm bảo bàn tay bé luôn sạch vi khuẩn. Bên cạnh đó, ngoài việc nhắc nhở trẻ, bạn và những người chăm sóc cũng cần rửa tay. Và khử trùng đồ chơi, vật dụng của trẻ thường xuyên để hạn chế lây nhiễm virus.
Vệ sinh đồ chơi của con
Đối với đồ chơi chung (tại nhà trẻ, trường học), nên tiến hành khử trùng hàng ngày hoặc mỗi buổi. Rửa đồ chơi với xà bông, nước, khử trùng bằng các chất tẩy rửa, tráng lại nước và lau bằng khăn sát trùng.
Với đồ chơi rửa được trong nước:
Ngâm (bằng nước ấm) với xà phòng, rửa lại bằng nước sạch, hong khô;
Hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tẩy đã pha loãng với tỷ lệ 1:50, tráng lại với nước và hong khô;
Hoặc lau bề mặt bằng gạc cồn.
Với đồ chơi không rửa được bằng nước, có thể lau bằng gạc cồn, lưu ý các góc, hốc cạnh, chỗ nứt.
Một số biện pháp khác
Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi
Đảm bảo những vật dụng ăn uống phải được rửa sạch
Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt hàng ngày phải trong sạch
Không được nhai hay mớm thức ăn cho trẻ em
Không được để trẻ ăn bốc, mút tay hay ngậm đồ chơi
Không dùng chung khăn tay và những vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, đĩa, bát…
Trong vòng 10 – 14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà. Không được để trẻ đến trường học hay những nơi có đông người.
Tham khảo: Phương pháp phòng bệnh cho trẻ em