Phòng tránh bệnh bị cảm cúm ở trẻ khi thời tiết thay đổi phần 2

Nói đến bệnh cảm cúm thì chắc có lẽ không còn ai trong số chúng ta cảm thấy quá xa lạ với căn bệnh này nữa. Đây là một trong những căn bệnh đã trở nên phổ biến và rất dễ lây lan trên diện rộng. Giờ đây bệnh cúm đã trở thành một trong những căn bệnh thường gặp ở trong đời sống hàng ngày, điều này khiến cho một bộ phận của người dân chủ quan với bệnh. Tuy nhiên đối với người lớn thì sức đề kháng cao có thể  bệnh sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng đối với trẻ nhỏ thì đây có thể là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Loại virus cúm này sẽ tấn công vào hệ miễn dịch đang còn non yếu của trẻ nhỏ, khiến chúng mệt mỏi và có thể bỏ ăn. Điều này nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.  Cùng vnteen tìm hiểu thêm bài viết dưới đây nhé!

Việc phòng ngừa cảm cúm là rất quan trọng

Việc phòng ngừa cúm là điều không nhiều người nghĩ đến. Bởi phần lớn chúng ta thường xem nhẹ căn bệnh này. Thế nhưng, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cúm là mối đe dọa nghiêm trọng cho sức khỏe. Chúng là nguyên nhân gây tử vong cho 650.000 người trên thế giới mỗi năm.

Tại Việt Nam, mỗi năm có từ 1 đến 1,8 triệu người mắc cúm. Khoảng 5 đến 10% trong số đó là người trưởng thành và khoảng 20 đến 30% là trẻ em. Với người lớn, khi bị cúm, ít nhiều bạn sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Thế nhưng, với trẻ nhỏ, người lớn tuổi hay phụ nữ mang thai, cúm thật sự là một căn bệnh nguy hiểm. Với nguy cơ cao gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí còn có thể đe dọa đến tính mạng. Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa cúm cho cả gia đình là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là với những gia đình có con nhỏ.

Bệnh cúm – có thể gây nguy hại cho sức khỏe

Bệnh cúm – có thể gây nguy hại cho sức khỏe
Bệnh cúm – có thể gây nguy hại cho sức khỏe

Cúm là bệnh lý đường hô hấp do virus gây ra và có khả năng lây lan cao. Bệnh thường lây lan từ người này sang người khác thông qua dịch tiết nước bọt khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Thực tế, phần lớn các trường hợp, cúm chỉ gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Chứ bệnh không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi hay người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, cúm thật sự là nỗi lo lớn mỗi khi thời tiết giao mùa.

Sau 2 ngày kể từ khi virus cúm xâm nhập vào cơ thể, bạn sẽ có các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Đau nhức cơ bắp
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Ho, đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Buồn nôn

Nếu được chăm sóc hợp lý thì tình trạng sốt và các triệu chứng khác của người bệnh sẽ giảm dần. Chúng sẽ biến mất trong vài ngày nhưng ho và mệt mỏi vẫn sẽ kéo dài từ một đến hai tuần.

Bệnh cúm có thể trở thành đại dịch nguy hiểm

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có 1/3 trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm cúm. Điều đáng lo ngại khi trẻ em chính là nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong cao. Nhiễm trùng tai là một ví dụ về biến chứng trung bình của bệnh cúm. Trong khi viêm phổi lại là một biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, cúm còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ…

Nếu không phòng ngừa hiệu quả, cúm sẽ gây ra đại dịch và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới. Lịch sử đã ghi nhận nhiều đại dịch cúm xảy ra với những hậu quả vô cùng nặng nề. Cụ thể, đại dịch cúm năm 1968 tại Hồng Kông đã khiến hơn 1 triệu người tử vong hay dịch cúm ở Madagascar năm 2002, có khoảng hơn 27.000 ca bệnh được báo cáo trong vòng 3 tháng và có 800 trường hợp tử vong.

Giải pháp phòng ngừa cúm hiệu quả là tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin là biện pháp chủ yếu để phòng và làm giảm ảnh hưởng của bệnh cúm. Nhìn chung, vắc xin cúm khá là an toàn với tỷ lệ bảo vệ lên đến 90%. Ở trẻ nhỏ, vắc xin phòng ngừa cúm có thể giúp:

  • Giảm 36% nguy cơ bị viêm tai giữa
  • Giảm 33% nguy cơ viêm đường hô hấp trên và 22% viêm đường hô hấp dưới ở trẻ 2 – 5 tuổi
  • Giảm 41% xảy ra cơn hen kịch phát ở trẻ bị hen

Hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng cúm phụ thuộc vào độ tuổi. Khả năng đáp ứng miễn dịch của mỗi người. Thêm vào đó là mức độ giống nhau giữa thành phần virus của vắc xin và các virus hiện đang lưu hành. Chính vì vậy, để việc tiêm vắc xin đạt được hiệu quả tốt, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Mọi thành viên trong gia đình cần tiêm vắc xin đầy đủ trước mùa dịch
  • Chỉ tiêm vắc xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành
  • Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Họ cần được tiêm vắc xin và phòng ngừa cẩn thận.

Cùng thay đổi thói quen sống để có được sức khỏe tốt hơn

Cùng thay đổi thói quen sống để có được sức khỏe tốt hơn 
Cùng thay đổi thói quen sống để có được sức khỏe tốt hơn

Việc cải thiện thói quen sống hàng ngày không chỉ giúp duy trì sức mạnh cơ, xương. Mà còn cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng khả năng đề kháng da. Góp phần giúp phòng ngừa cúm và các bệnh lý hô hấp liên quan đến thời tiết. Bạn có thể thực hiện một số cách sau để xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học cho cả gia đình:

Tự xây dựng cho gia đình chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng

Bạn nên thêm các loại trái cây, rau củ giàu vitamin, khoáng chất vào thực đơn mỗi ngày của cả gia đình. Bên cạnh đó, mọi thành viên nên ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng và ăn uống đúng giờ.

Hình thành thói quen tập thể dục mỗi ngày

Thói quen này không chỉ giúp giảm căng thẳng. Mà nó còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp phòng ngừa cúm và các bệnh lý khác.

Hình thành thói quen rửa tay

Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, mỗi khi đi ra ngoài về. Đây là một trong những thói quen quan trọng để ngừa cúm trong mùa dịch. Đây còn là thói quen cần xây dựng và duy trì bởi mỗi tiếp xúc qua tay đều có thể là nguyên nhân lây lan cúm cho mọi người xung quanh.

Ngoài những thói quen trên, bạn nên đặc biệt chú ý giữ vệ sinh cơ thể, chăm sóc cho chức năng đề kháng da – cơ chế tự nhiên trong hệ miễn dịch. Với cấu trúc 3 lớp hàng rào vững chắc giúp bảo vệ chúng ta khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh..

Kết luận

Bệnh cúm có thể lây lan một cách dễ dàng; khi bạn và gia đình thường xuyên đến nơi công cộng. Một người bị bệnh nếu hắt hơi hay lau chùi mũi sau đó nắm vào cửa, bật công tắc… đều có thể khiến các virus dính vào các bề mặt tiếp xúc này; và truyền bệnh cho rất nhiều người khác. Lúc này, dù da được trang bị “áo giáp” đề kháng da để chống lại sự xâm nhập của virus, Vi khuẩn gây bệnh. Nhưng nếu bạn không bảo vệ đúng cách, lớp đề kháng da này có thể bị “lung lay”. Chúng sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh “vượt qua” và gây hại cho cơ thể.

Để tránh tình trạng này, bạn nên chú ý tăng cường đề kháng da của cả gia đình. Bằng cách xây dựng thói quen vệ sinh cơ thể thường xuyên bằng một sản phẩm phù hợp; có công thức ion bạc + mang lại khả năng diệt khuẩn an toàn và hiệu quả. Đồng thời có thể kết hợp với đề kháng da để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Mong rằng những thông tin trên đã hữu ích không chỉ cho bạn mà còn cho cả gia đình. Hãy nghiêm túc từ hôm nay trong việc bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình của mình bạn nhé.