Nguyên nhân và cách phòng bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi. Hậu quả của quá trình của lão hóa, các động mạch trong cơ thể trở nên cứng và thiếu tính đàn hồi, tình trạng này dẫn đến tăng huyết áp tâm thu, tạo ra một sự chênh lệch lớn giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của những người cao tuổi.

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ của nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như đau tim, đột quỵ hoặc làm suy tim mãn tính. Tình trạng này không chỉ liên quan đến bệnh di truyền mà còn liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống hằng ngày, thói quen tập thể dục và chất lượng giấc ngủ của bạn. Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều muối và đường và lối sống ít vận động có thể ảnh hưởng rất nhiều đến huyết áp.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến sau đây gây ra bệnh tăng huyết áp (như ăn mặn, thừa cân hoặc hút thuốc lá), một trong những nghiên cứu mới đây do Hiệp hội Tim mạch (Mỹ) thực hiện còn tìm ra nhiều nguyên nhân khác trong đó có thói quen hàng ngày của bạn. Hãy cùng vnteen.com tìm hiểu những yếu tố nguy cơ thầm lặng này để kiểm soát bị tăng huyết áp hiệu quả nhất nhé!

Tăng huyết áp là bệnh gì?

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch

Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch gây ra các biến chứng ở nhiều cơ quan như não, thận, mắt, tim mạch. Có hai loại tăng huyết áp, bao gồm nguyên phát và thứ phát. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết… Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp thứ phát.

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não. Đây là các biến chứng hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người,… làm mất khả năng lao động, thậm chí cần được chăm sóc và phục vụ lâu dài.

Tăng huyết áp còn gây các biến chứng như suy tim, bệnh mạch máu ngoại vi, suy thận, xuất huyết võng mạc và tổn thương thị giác,…

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Như đã đề cập; hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Bên cạnh đó, cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận. Hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh. Đối với tăng huyết áp gây ra do tác dụng không mong muốn của thuốc. Sau khi ngừng thuốc có thể mất chừng vài tuần để huyết áp ổn định lại về mức bình thường. Trẻ em, nhất là các trẻ dưới 10 tuổi, mắc cao huyết áp thứ phát. Thì nguyên nhân thường là do bệnh khác gây ra, điển hình như bệnh thận.

Những phương pháp phòng bệnh tăng huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ

Người cao tuổi có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Bằng cách giảm nguy cơ đột quỵ, cơn đau tim, suy tim và tử vong thông qua việc kiểm soát tốt huyết áp. Điều trị tăng huyết áp có thể kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ các biến cố nghiêm trọng như đột quỵ hoặc cơn đau tim. Người cao tuổi bị Tăng huyết áp nên khám và xin tư vấn của bác sĩ tim mạch. Về việc thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc hạ huyết áp. Bắt đầu can thiệp điều trị càng sớm, chất lượng cuộc sống càng tăng.

Giảm cân ở những người thừa cân hoặc béo phì

Giảm cân ở những người thừa cân hoặc béo phì
Giảm cân ở những người thừa cân hoặc béo phì

Nếu tăng 5-10kg trọng lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn (lúc 18 tuổi). Sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất hiện tăng huyết áp. Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ (chiếm tới 48%) khả năng mắc bệnh. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng > 85cm ở nữ và > 98cm ở nam). Cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Tốt nhất phải duy trì chỉ số khối cơ thể từ 18 – 22. Tức là giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường.

Với người thừa cân hoặc béo phì, cứ giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm 5-10mmHg mức huyết áp tâm thu. Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo. Giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần.

Chỉ nên ăn 3 bữa một ngày

Khoảng một nửa thực phẩm là chất bột, rau xanh, trái cây. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như: đậu xanh quả, đậu hạt các loại, măng,… Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua,…Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân,…. Acid béo omega-3 trong cá và các loại hạt. Có tác dụng làm hạ cholesterol xấu. Tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông.

Nên ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ

Thịt và mỡ động vật, nhất là các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, các loại sữa và trứng. Có hàm lượng mỡ bão hòa cao là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật.

Giảm ăn muối, giàu kali và canxi

Giảm ăn muối
Họ cần phải tập luyện chế độ ăn giảm muối, tốt nhất khoảng dưới 6g muối/ngày

Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày. Trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên. Đặc biệt ngư dân thường có thói quen ăn mặn. Do vậy họ cần phải tập luyện chế độ ăn giảm muối, tốt nhất khoảng dưới 6g muối/ngày.

Không thuốc lá

Là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Giảm uống rượu bia

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ. Sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng. Uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 – 4mmHg. Nam giới mỗi ngày không uống quá 2 ly nhỏ, tương đương 30ml ethanol. Đối với phụ nữ và người nhẹ cân, lượng rượu nên uống chỉ bằng một nửa nam giới. Có nhiều bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu. Và tỷ lệ bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng. Uống nhiều rượu dễ làm tăng huyết áp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *