Nguyên nhân và biện pháp phòng chống bệnh rối loạn tiền đình ở người già

Một trong những biểu hiện điển hình nhất của bệnh rối loạn tiền đình là hoa mắt, kèm theo nôn ói, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng… Rối loạn tiền đình là một loại bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở người lớn tuổi. Bệnh tiền đình gây ra nhiều tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bạn.

Bệnh rối loạn tiền đình kèm theo một số bệnh lý khác như thiếu máu não, tiểu đường, cao huyết áp… có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy, rất cần có những biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình từ sớm để tránh các hệ lụy cho bạn sau này. Bạn theo dõi bài viết sau đây của vnteen.com nhé!

Sở lược về bệnh rối loạn tiền đình

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể. Duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế, trong hoạt động, phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình…

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8. Hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu. Ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Những nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình:

  • Do huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu.
  • Do lo lắng căng thẳng, stress do mất ngủ, áp lực công việc. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon cortisol làm gây tổn thương hệ thống thần kinh. Trong đó có dây thần kinh số 8 bị tổn hại. Làm cho hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu.
  • Do hậu quả của một số bệnh như viêm dây thần kinh, u não, u dây thần kinh, viêm tai giữa,…
  • Người cao tuổi bị suy giảm chức năng của một số cơ quan.
  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn tiền đình.
  • Người bị mất máu nhiều: Do chấn thương; phụ nữ sau sinh hoặc cũng có thể mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu,…
  • Quan hệ tình dục không đều đặn.
  • Uống quá nhiều rượu bia.
  • Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất hay do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

Phân biệt được rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Phân biệt được rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não
Phân biệt được rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não

Đa số người bệnh có sự nhầm lẫn giữa 2 căn bệnh này. Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình đều có những triệu chứng chóng mặt, buồn nôn giống nhau. Thực tế,  2 căn bệnh này do những nguyên nhân khác nhau  gây ra.

Về nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình

Do thiểu năng tuần hoàn não

Thiểu năng tuần hoàn não còn được gọi là rối loạn tuần hoàn não. Đó là trạng thái suy giảm lượng máu đến nuôi não do các bệnh mạn tính gây ra, như tăng huyết áp, xơ cứng mạch não, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn. Một số yếu tố cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như nghiện bia rượu, thuốc lá, stress, thừa cân, ít vận động, béo phì.

Do rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng. Rối loạn tiền đình làm cho người bệnh có biểu hiện chóng mặt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo rất khó chịu. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như tuần hoàn não kém. Rối loạn tuần hoàn não, viêm tai giữa cấp, thay đổi thời tiết…

Như vậy, thiểu năng tuần hoàn não chỉ là yếu tố gây nên rối loạn tiền đình.

Về biểu hiện bệnh rối loại tiền đình

Biểu hiện của rối loạn tiền đình

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình là chóng mặt đi kèm theo hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng… Bệnh thường tiến triển thành mạn tính và nặng dần lên. Ban đầu có thể chỉ là một cơn chóng mặt đột ngột rồi thôi hoặc những cơn chóng mặt thoáng qua. Người bệnh thường không chú ý rồi sau đó các dấu hiệu này xảy ra thường xuyên hơn.

Biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não

Biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não là chóng mặt, buồn nôn, nặng đầu khi thay đổi tư thế chứ không có biểu hiện đi lảo đảo. Người bệnh gặp những biểu hiện này vào lúc nửa đêm hoặc gần sáng. Bên cạnh đó, khi cơn cấp tính xảy ra, người bệnh có thể cảm thấy bị kém tập trung, giảm khả năng tư duy, hay quên…

Cách phòng tránh rối loạn tiền đình

Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, gáy

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục. Nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, gáy.
  • Giảm căng thẳng âu lo.
  • Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.
  • Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.
  • Đối với những người bị rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu cổ cẩn thận.
  • Không nên quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
  • Tập thể dục đều đặn: tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết. Giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn. Đồng thời giảm bớt áp lực, căng thẳng cho người bệnh.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi
  • Có chế độ ăn uống hợp lý: Ăn đầy đủ các nhóm chất, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế các đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
  • Khi có dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình. Nên đến gặp và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị.