Từ lâu, khoa học đã chứng minh chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có việc kéo dài tuổi thọ. Nghiên cứu cũng đã xác định xem phải chạy bao xa mỗi ngày để tối đa hóa lợi ích này. Theo MSN, chạy bộ giúp giảm các triệu chứng trầm cảm, tăng lưu lượng máu não, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tử vong do tim mạch, đột quỵ, ngăn ngừa nhiều bệnh khác. Vậy, chúng ta nên chạy bộ bao nhiêu là đủ tốt cho cơ thể? Những trường hợp nào không nên chạy bộ? Cùng vnteen.com tìm lời giải đáp ngay trong phần nội dung sau nhé.
Mục lục
Chạy được 32 km/tuần sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Vì những lợi ích này nên các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người hãy thường xuyên chạy bộ. Chưa tính đến chuyện chạy được bao nhiêu km nhưng cứ có chạy bộ là tốt cho sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy chạy bộ có thể giảm đến 27% nguy cơ chết sớm. Trong nghiên cứu lớn từng được thực hiện về lợi ích chạy bộ, các nhà khoa học đã theo dõi và phân tích dữ liệu sức khỏe của 55.000 người. Trong đó có 14.000 người thường xuyên chạy bộ. Sau 15 năm, những người chạy bộ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim và các nguyên nhân khác thấp hơn 90% so với người không chạy, theo MSN.
Phân tích dữ liệu cũng cho thấy những lợi ích sức khỏe có được nhờ chạy bộ sẽ liên tục tăng từ khi bắt đầu đến ngưỡng chạy được 32 km/tuần. Tức trung bình khoảng 4,5 km/ngày. Vượt quá ngưỡng này thì các lợi ích sức khỏe không còn gia tăng nữa. Các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân của hiện tượng này.
Có nên chạy quá 32 km/tuần hay không?
Một câu hỏi đặt ra là liệu chạy quá ngưỡng 32 km/tuần. Chẳng hạn như những vận động viên chạy marathon, có gây hại cho sức khỏe không. Các chuyên gia tin rằng chạy quá ngưỡng 32 km/giờ dù không tăng thêm lợi ích sức khỏe. Nhưng cuối cùng nó vẫn không gây hại.
Khi nghiên cứu trên những người chạy marathon, các nhà khoa học phát hiện. Sau khi kết thúc cuộc đua, trong máu vận động viên có xuất hiện chất troponin. Đây là một loại protein cảnh báo tim đang bị tổn thương. Tuy nhiên, những chất này đã không còn trong máu sau 1 đến 2 ngày. Do đó, chạy quá 32 km/tuần sẽ không gây tổn thương vĩnh viễn nào đến sức khỏe. Vấn đề đáng lo ngạy nhất khi chạy quá nhiều là nguy cơ chấn thương. Thế nhưng, chỉ cần có chế độ tập luyện dinh dưỡng hợp lý cộng với nghỉ ngơi đầy đủ thì sẽ hạn chế rất nhiều nguy cơ này.
Những ai không nên chạy bộ?
Người bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường đã tiêm insulin thì không được chạy bộ trong trạng thái đói bụng. Qua đó để tránh hạ đường huyết. Người tiểu đường nặng chưa tiêm insulin hoặc đang sốt cao do viêm nhiễm cũng không được chạy bộ. Bởi vì khi ấy lượng insulin trong máu hạ thấp. Sau đó phải dùng năng lượng từ tế bào lipid để bổ sung. Do đó làm bài tiết ra rất nhiều ketal, dễ dẫn đến ngộ độc máu.
Người béo phì
Chắc hẳn những hình ảnh những chàng trai, cô gái mập mạp đang vật vã gồng mình chạy trên những chiếc máy chạy ở phòng tập gym đã không còn xa lạ đối với bạn. Họ thường chọn chiếc máy chạy để thực hiện mong muốn giảm cân. Nhưng trên thực tế đây lại không phải lựa chọn tuyệt vời. Đặc biệt trong vấn đề giảm cân. Khi người béo phì chạy bộ, đôi chân của họ sẽ phải chịu một áp lực rất lớn. Nếu duy trì trong thời gian dài thì áp lực từ trọng lượng cơ thể sẽ dồn nén xuống đôi chân. Nó khiến các khớp gối có thể bị mệt mỏi, phá vỡ. Hay thậm chí là gãy xương đầu gối.
Người có tiền sử chấn thương khớp gối
Cho dù bạn ở độ tuổi nào, môn thể thao nào, từ dân nghiệp dư phong trào cho đến vận động viên chuyên nghiệp thì chấn thương khớp gối đều để lại hậu quả khôn lường. Khi chạy bộ, các khớp trên cơ thể đều hoạt động với cường độ cao. Và đặc biệt là khớp gối khi nó phải chịu một áp lực rất lớn từ toàn bộ cơ thể chuyển động. Vì vậy, việc chạy bộ sẽ làm khớp gối quá tải, gây chấn thương. Và thậm chí còn phá vỡ các khớp liên quan. Hãy rèn luyện từ từ, tăng cấp độ từ thấp lên cao. Như đi bộ, chơi các môn thể thao ít di chuyển hơn trước khi nghĩ tới việc chạy bộ.