Tôm là một trong những món hải sản được nhiều người yêu thích, từ cách chế biến đơn giản như món hấp, món luộc cho đến các món lẩu, món kho, món nước và còn có rất nhiều món ăn hấp dẫn khác.
Tôm là thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin D và omega-3. Rất có lợi cho sức khỏe của trẻ, không chỉ giúp trẻ phát triển trí não mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất. Bổ sung tôm vào bữa ăn hàng ngày của bé sẽ giúp bé thông minh hơn, xương chắc khỏe hơn, cao lớn hơn …
Mục lục
Trẻ mấy tháng ăn được tôm?
Tôm là hải sản nên có thể sẽ gây dị ứng với trẻ, do vậy, các mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm này quá sớm. Theo các chuyên gia, tôm là hải sản có vỏ, hàm lượng đạm cao nên thời điểm phù hợp nhất để cho bé ăn là từ khoảng 7 tháng tuổi trở đi. Mỗi lần ăn, cha mẹ nên cho bé thử một ít tôm một để dần dần làm quen cũng như tìm hiểu xem trẻ có bị dị ứng hay không.
Trẻ ăn bao nhiêu tôm thì tốt?
Mặc dù trong tôm chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhưng nếu như nạp quá nhiều không những sẽ không bổ sung được các lợi ích từ tôm mà còn tiềm ẩn gây nên nhiều rủi ro khác nhau về sức khỏe. Liều lượng ăn tôm cho bé cũng nên cần đảm bảo phù hợp theo từng tháng tuổi.
Theo đó, liều lượng ăn tôm được tính như sau:
– Bé từ 7-12 tháng: Có thể ăn 20-30g/ ngày (chỉ tính phần thịt tôm) nấu với bột hoặc cháo. Mỗi tuần chỉ cho bé ăn từ 3-4 bữa, 1 bữa/ngày.
– Trẻ 1-3 tuổi: Có thể ăn từ 30-40g/ bữa thịt tôm nấu với cháo, mì, bún, súp, ăn 1 bữa/ngày/
– Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn 30-40g/ bữa, ăn 1-2 bữa/ngày .
Khi dùng tôm nấu cháo, nấu bột cho bé, mẹ hãy nấu thêm các loại rau củ như cà rốt; bí đỏ, rau mồng tơi, rau dền, nấm, ngồng cải, súp lơ xanh…để đảm bảo đầy đủ chất và cân bằng dinh dưỡng cho bé.
Cách chế biến tôm cho bé như thế nào?
Chế biến tôm không đúng cách cũng có thể sẽ gây bất lợi đối với bé. Tôm chưa chế biến chín hẳn sẽ ẩn chứa nhiều vi trùng và ký sinh trùng; là nguyên nhân khiến cho bé bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Hiện nay, khi môi trường ngày càng ô nhiễm thì nguy cơ cần phải kể đến khi ăn tôm là nhiễm kim loại nặng như thủy ngân.
– Khi trẻ vẫn đang còn trong giai đoạn ăn bột và cháo: Tốt nhất là nên xay, nghiền nhỏ tôm để nấu bột hoặc cháo. Tôm to có thể bóc vỏ rồi rửa sạch. Sau đó xay hoặc băm nhuyễn rồi mới cho vào cháo; với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước giống như nấu bột cua.
– Khi trẻ lớn hơn từ 3 tuổi trở lên: Ngoài ăn cùng với các loại cháo, mì; miến…bé cũng có thể ăn ở dạng hấp, luộc hoặc rang…
Điều quan trọng nhất là cần phải nấu thịt chín kỹ, không cho trẻ ăn khi chưa nấu chín kỹ.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn tôm
– Hệ miễn dịch của trẻ thường không tốt giống như người lớn nên bé thường sẽ dễ bị dị ứng hoặc mẫn cảm với tôm nếu không hợp. Trong nhiều trường hợp dị ứng do hải sản gây ra có thể sẽ khiến trẻ bị nguy hiểm. Vì thế, khi cho bé ăn tôm hoặc bất kỳ loại hải sản nào. Cha mẹ cần phải cho bé dùng thử một ít trước và chờ phản ứng rồi dần dần mới tăng lượng lên.
– Không nên cho trẻ ăn quá nhiều món tôm chiên. So với chiên, tôm hấp sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngược lại, khi dùng nhiều dầu mỡ chiên tôm sẽ khiến hàm lượng chất dinh dưỡng bị suy giảm; bão hòa lượng chất béo không no làm sản sinh peroxit lipid có hại cho sức khỏe của bé.
– Tuyệt đối không cho trẻ ăn loại tôm không tươi vì có thể làm trẻ bị ngộ độc thức ăn.
– Không nên mua quá nhiều tôm tích trữ trong tủ lạnh, chỉ nên mua lượng vừa đủ.
– Mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn tối đa 3-4 bữa tôm. Không nên ăn quá nhiều vì có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng.
– Khi làm tôm nhớ cắt bỏ phần đầu và đường chỉ đen vì phần đó có thể chứa chất thải của tôm.
– Nên cho trẻ ăn tôm vào buổi trưa vì trong tôm có chứa nhiều canxi, natri và protein. Buổi tối bổ sung thêm nhiều nước để thức ăn dễ tiêu hóa hơn.
– Tránh cho trẻ ăn các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C sau khi săn tôm. Vì có thể gây ngộ độc cấp tính, đe dọa đến tính mạng của bé.