Theo quy luật của tự nhiên, các chức năng của thể chất của người cao tuổi bị suy yếu, người cao tuổi phải đối mặt với nhiều gánh nặng bệnh tật, đồng thời dễ mắc nhiều bệnh tật, đặc biệt là các bệnh về mãn tính. Người cao tuổi sẽ dễ mất khả năng duy trì cân bằng cuộc sống và cân bằng cơ thể, dẫn đến rối loạn cấu trúc và suy giảm chức năng của mọi các cơ quan.
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất của cơ thể con người và chịu chức năng lớn nhất của cơ thể con người. Với sự lão hóa của các bộ phận trên cơ thể, gan của người già cũng trải qua nhiều biến đổi. Sự lão hóa làm giảm khả năng tái tạo của nó từ đó làm chậm lại rất nhiều. Suy giảm sự phục hồi các chức năng, do đó gan rất dễ bị tổn thương và dễ xảy ra hiện tượng xơ hóa.
Nhiều thống kê hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gan mãn tính ở người già ngày càng gia tăng. Khởi phát tiềm ẩn, triệu chứng mơ hồ, diễn biến không rõ ràng, tuy nhiên bệnh gan ở người cao tuổi dẫn đến rất nhiều biến chứng nặng nề. Phương pháp điều trị không hiệu quả, khó điều trị, khó hồi phục, tỷ lệ tử vong cũng cao. Người cao tuổi có nguy cơ mắc một số bệnh về gan, cũng như các biến chứng nghiêm trọng như suy gan, xơ gan và ung thư gan, đặc biệt là ở những bệnh nhân đã mắc các bệnh mãn tính về gan. Cùng vnteen.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Những nguyên nhân gây bệnh gan
Do rượu, bia

Theo thống kê, khoảng 71,7% nam giới Việt Nam bị xơ gan do uống nhiều bia rượu. Thực tế cho thấy, người mắc bệnh về gan do nguyên nhân này ngày càng gia tăng và đang có xu hướng trẻ hóa. Lý do, khi cơ thể thu nạp rượu quá nhiều. Trong thời gian ngắn thì gan không đủ sức giải độc và không giảm độc tố của cồn. Hệ quả là gan đối diện với nguy cơ bị nhiễm mỡ. Sau đó là viêm, xơ và ung thư gan.
Một nghiên cứu mới được đăng trên British Medical Journal, Mỹ tháng 7-2020 cho thấy. Số ca tử vong do bệnh xơ gan (nguyên nhân do sử dụng quá nhiều rượu) tăng tới 65%, kể từ năm 1999. Thế nhưng tỷ lệ tăng lớn nhất lại nằm trong số người trẻ. Nhóm nghiên cứu phát hiện những cái chết do xơ gan tăng 10% trong số người có độ tuổi 25-34.
Do thuốc lá
Thống kê cho thấy có khoảng 40 chất gây ung thư được đưa vào cơ thể khi ai đó hút một điếu thuốc lá. Trong khói thuốc chứa các hóa chất độc hại có khả năng gây viêm và thúc đẩy xơ gan. Hợp chất Cytokine được sản xuất nhiều khi hút thuốc sẽ gây viêm và tổn thương tế bào gan.
Do virus viêm gan

Thường gặp và nguy hiểm nhất là virus viêm gan B, C. Đây là hai nguyên nhân gây bệnh gan phổ biến nhất trên thế giới. Tại nước ta hiện có hơn 20 triệu người mắc viêm gan B và C. Trong đó, có đến 8 triệu người đang bị viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan.
Theo các chuyên gia, có tất cả 5 chủng virus gây viêm nhiễm ở tế bào gan. Bao gồm: virus viêm gan A, B, C, D và E. Với mỗi chủng virus được đặt tên tương ứng theo thời điểm phát hiện, theo đó:
- Viêm gan A: Thường xuất hiện dưới dạng cấp tính. Có thể chữa lành trong thời gian ngắn.
- Viêm gan B, C, D: Với đặc trưng dễ tiến triển thành bệnh mãn tính với nhiều nguy cơ phát sinh biến chứng phức tạp.
- Viêm gan E: Thường xảy ra ở dạng cấp tính như viêm gan A. Tuy nhiên, viêm gan E lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai.
Do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc bao gồm các thuốc chống trầm cảm, ổn định tâm trạng corticosteroid (được sử dụng để điều trị viêm). Và giảm đau nếu sử dụng sai cách sẽ là nguyên nhân gây bệnh cho gan.
Vì thế, lời khuyên là không riêng gì các loại thuốc trên. Tất cả các loại thuốc khi sử dụng cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian dùng.
Do vi khuẩn, ký sinh trùng
Amip, trùng sốt rét P. Falciparum hay giun, sán, sán lá gan, sán chó, các loại xoắn khuẩn… là những loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh cho gan.
Nếu như khuẩn amip gây ra bệnh amip gan thì ký sinh trùng sốt rét P. Falciparum (ký sinh ở gan) sẽ khiến gan bị sưng to. Gây suy giảm chức năng gan (bao gồm khả năng chống độc, dự trữ…).
Với các loại ký sinh trùng, chúng sẽ gây nên những bệnh gan nguy hiểm và khó chữa trị:
- Sán lá gan và giun đũa gây viêm đường mật và phì đại túi mật
- Salmonella Typhi thường liên quan đến các trường hợp viêm gan cấp tính
- Nhiễm xoắn khuẩn capillariasis, giun đũa chó, giun lươn làm tăng đáp ứng viêm và xơ hóa ở gan.
Béo phì
Quá nhiều chất béo tích tụ ở gan sẽ kìm hãm quá trình chuyển hóa và các chức năng đào thải độc tố ở gan. Hệ quả là gan dễ gặp phải các vấn đề về hội chứng chuyển hóa, cao huyết áp và mỡ máu cao.
Nếu tình trạng gan nhiễm mỡ kéo dài sẽ gây suy gan và xơ gan. Cho dù, thống kê cho thấy người ở độ tuổi 40 – 50 có khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn. nhưng những thanh thiếu niên mắc chứng béo phì cũng trở thành đối tượng nhắm tới của các bệnh về gan.
Bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phải đối diện với nhiều hệ lụy về sức khỏe trong đó có bệnh về gan. Thống kê cũng cho thấy 50% nguy cơ bệnh gan là do tiểu đường gây ra. Lý do, hàm lượng insulin cao trong máu sẽ gây tăng cân vùng bụng khiến gan tích tụ mỡ và gây bệnh gan nhiễm mỡ.
Độc tố
Những yếu tố ô nhiễm môi trường, thực phẩm ẩm mốc, ngâm tẩm hóa chất, phụ gia, nguồn nước nhiễm độc. Hay môi trường làm việc độc hại sẽ gây tác động tiêu cực đến “nhà máy lọc” của cơ thể. Tất cả những tác động này sẽ khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. gia tăng tỷ lệ mắc bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
Những bệnh về gan thường gặp ở người cao tuổi
Viêm gan siêu vi
Ở người trẻ nhiễm virus viêm gan A (HAV), virus viêm gan E (HEV) cấp tính thường tự khỏi, không nguy hiểm. Tuy nhiên, ở người bệnh cao tuổi khi bị nhiễm HAV, HEV cấp tính. Có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như suy gan, viêm tụy, bệnh não gan,… gia tăng tỷ lệ phải nhập viện và tử vong.
Nhiễm virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C (HCV) ở người bệnh cao tuổi. Dễ có nguy cơ bùng phát dẫn đến suy chức năng gan, xơ gan, ung thư gan.
Bệnh gan tự miễn
Tỷ lệ bệnh gan tự miễn, bao gồm viêm gan tự miễn và xơ gan ứ mật nguyên phát cũng gặp ở người bệnh cao tuổi. Gần 20% người bệnh viêm gan tự miễn phát triển sau 60 tuổi và bệnh thường tiến triển. Dẫn đến xơ gan, ung thư gan nhanh, xơ gan ứ mật nguyên phát ở người bệnh cao tuổi cũng có tiên lượng rất xấu, đáp ứng điều trị kém.
Bệnh gan nhiễm mỡ
Lão hóa đi kèm với béo bụng và mỡ nội tạng quá mức. Gây ra tình trạng kháng insulin và tăng tiết cytokine tiền viêm. Dẫn đến hội chứng chuyển hóa và đái tháo đường type 2, gan nhiễm mỡ. Đây là bệnh chủ yếu hay gặp ở người trung niên và người cao tuổi. Sự lão hóa có liên quan đến sự phát triển của gan nhiễm mỡ. Đồng thời người bệnh cao tuổi có nhiều nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ hơn .Do thường có một số bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường và tăng lipid máu.
Tổn thương gan do thuốc
Người cao tuổi thường phải sử dụng rất nhiều loại thuốc để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Đa phần các loại thuốc lại được chuyển hóa qua gan càng làm tăng thêm gánh nặng cho gan. Gan chịu nhiều áp lực nên người cao tuổi rất dễ bị tổn thương gan do thuốc.
Viêm gan mạn tính

Tỷ lệ mắc bệnh gan mạn tính đang gia tăng trong dân số cao tuổi, đa số không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc hiệu. Vì vậy người bệnh không được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Khi triệu chứng đã rõ thường điều trị không còn hiệu quả, tỷ lệ tử vong cao.
Bệnh xơ gan
Là hậu quả của sự phá hủy cấu trúc bình thường và mất tế bào gan. Ảnh hưởng chức năng tổng hợp và trao đổi chất bình thường của gan. Lão hóa đã được coi là một yếu tố nguy cơ tiến triển xơ hóa gan, xơ gan. Đặc biệt ở những người có tổn thương gan mạn tính trước đó như viêm gan virus, viêm gan rượu,…
Ung thư gan
Người bệnh cao tuổi có thể bị ung thư gan ngay cả khi không bị xơ hóa. Điều này cho thấy rằng chính sự lão hóa có thể là yếu tố ảnh hưởng gây ung thư gan.
Cách phòng bệnh gan cho người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe tổng quát nói chung và sức khỏe lá gan nói riêng ở người cao tuổi cần phải quan tâm đặc biệt. Trong đó cần chú trọng đến việc khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần. Hoặc khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng thay đổi bất thường. Đừng để khi phát sinh bệnh hoặc khi bệnh đã kéo dài, đã có biểu hiện nặng mới đến bác sĩ thì đã muộn.
Người cao tuổi thường ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém, dễ sụt cân, sức khỏe suy yếu. Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng phù hợp sao cho đầy đủ và cân đối.
Chế độ ăn của người cao tuổi cần đa dạng. Bảo đảm đầy đủ năng lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường đạm thực vật, rau xanh, chất xơ, trái cây tươi và uống nhiều nước, ít dầu mỡ, chất béo. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Thức ăn không quá mặn, quá ngọt, không quá lạnh hoặc quá nóng, không sử dụng thức ăn không an toàn, nhiễm nấm mốc.
Ngoài ra, cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc, đặc biệt các loại thuốc không rõ nguồn gốc.