Làm thế nào để phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cho con trẻ?

Chắc hẳn với các bậc cha mẹ thì sức khỏe của con sẽ điều quan trọng nhất đúng không nào? Có thể nói dù ba mẹ có chăm sóc thật kỹ tuy nhiên vẫn sẽ gặp trường hợp con mắc các bệnh thông thường do điều kiện môi trường, thời tiết,… Đặc biệt với các bạn nhỏ chưa có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch tốt sẽ dễ gặp các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Những căn bệnh này sẽ hường xảy ra vào thời điểm giao mùa, lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp. Chính vì thế bố mẹ cần nắm vững cho mình các kiến thức cần thiết để bảo vệ ngăn ngừa bệnh này cho con. Cùng mình theo dõi xem chúng ta cần làm gì để phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp này nhé.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên do ảnh hưởng của các vi sinh vật gây bệnh. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 9 đến tháng 3)

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ

Nhiễm Virus và vi khuẩn: có 60-70% trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ là do Virus: virus cúm, virus hợp bào hô hấp, Adenovirus. Các loại vi khuẩn khiến trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tinh là: Listeria, Coli, vi khuẩn Gram âm, Phế cầu, Hemophilus Influenza, Klebsiella Pneumococcus, Tụ cầu, liên cầu…

Bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp là do vi khuẩn, virus cảm cúm gây ra
Bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp là do vi khuẩn, virus cảm cúm gây ra

Nhiễm khuẩn phổi ở trẻ có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ, liên quan mật thiết tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Việc hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh cũng cần thực hiện vô trùng, nếu không trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các dụng cụ, môi trường, người chăm sóc.

Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi do hít phải nước ối, phân su đã nhiễm khuẩn hoặc dịch tiết ở đường sinh dục của người mẹ lúc trẻ chuẩn bị chào đời.

Ngoài ra, do trẻ em hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm Amidan, viêm V/A, viêm xoang, viêm tai giữa.

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp phát triển trên những điều kiện nào?

Do thời tiết thay đổi đặc biệt là khi giao mùa. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa (khoảng tháng 9 đến tháng 3), lúc trời trở lạnh, độ ẩm trong không khí giảm thấp.

Bệnh hay gặp hơn ở trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh mãn tính kèm theo và không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.

Trẻ sống trong môi trường chật hẹp, ô nhiễm, vệ sinh kém, nhiều khói bụi, thuốc lá.

Môi trường có nguồn lây trẻ hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn hay virus do người bệnh bắn ra khi họ, hắt hơi, sổ mũi, trẻ cầm nắm các vật dụng, đồ chơi nhiễm bẩn bị bám dịch tiết hay có sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh. Thời tiết thay đổi đặc biệt là khi giao mùa, mùa lạnh là điều kiện thuận lợi gây bệnh

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp

Sốt, ho, chảy mũi. Trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa. Trẻ có thể quấy khóc về đêm nếu bị viêm tai giữa, viêm xoang…

Nhịp thở nhanh: Trẻ < 2 tháng: nhịp thở > 60 lần/phút là thở nhanh. Trẻ 2 < 12 tháng: nhịp thở > 50 lần/phút là thở nhanh. Trẻ 12 tháng – 5 tuổi: nhịp thở > 40 lần/phút là thở nhanh.

Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường ho, sổ mũi và chảy nước mũi
Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp thường ho, sổ mũi và chảy nước mũi

Rút lõm lổng ngực: Rút lõm lồng ngực là lổng ngực phía dưới bờ sườn hoặc phần dưới xương ức rút lõm xuống trong thì hít vào.

Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu chỉ có rút lõm lồng ngực nhẹ thì chưa có giá trị chẩn đoán vì lổng ngực của trẻ còn mềm. Rút lõm lồng ngực phải mạnh và sâu mới có giá trị chẩn đoán.

Thở khò khè (cò cử – Wheezing): Tiếng khò khè nghe ở thì thở ra. Tiếng khò khè xuất hiên khi lưu lượng không khí bị tắc lại ở trong phổi. Vì thiết diên các phế quản nhỏ bị hẹp lại. Do co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản, tăng tiết dịch phế quản, ứ đọng đờm rãi.  Khò khè hay gặp trong hen phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.

Phương pháp phòng bệnh

Chế độ ăn uống

Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh. Nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Đảm bảo giữ ấm ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi. Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng. Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ .

Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thường xuyên vệ sinh mũi và họng
Đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ thường xuyên vệ sinh mũi và họng

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh. Không nên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá và bụi. Đảm bảo giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

Theo dõi sức khỏe thường xuyên

Phát hiện sớm các biểu hiện của nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ để được tư vấn bác sĩ kịp thời. Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ khi giao mùa. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Luôn mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý đường hô hấp trên khi giao mùa. Cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu. Như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,… Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Tham khảo thêm nhiều bí quyết phòng bệnh hay cho trẻ tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *