Kiến trúc La Mã và những điểm nhấn đặc trưng của công trình nổi tiếng

Kiến trúc La Mã cổ đại luôn mang đến cho người xem những cảm giác khó tả và kỳ bí. Đặc biệt là những tác phẩm kỳ vĩ vẫn còn tồn tại bền vững đến ngày nay. Không những vậy, hiện tại đã có rất nhiều công trình xây dựng lên được lấy cảm hứng từ kiến trúc này. Điểm đặc trưng nhất của kiến trúc La Mã cổ đại chính là những tòa lâu đài có mái vòm kết hợp với khung nhà ấn tượng. Những người La Mã cổ đại đã cho ra đời hàng loạt công trình kiến trúc đặc sắc và độc đáo dựa trên nền móng là nền văn minh Hy Lạp. Vậy nền kiến trúc cổ xưa này có điểm gì đặc trưng khiến chúng có thể nổi tiếng đến vậy?

Đền Pantheon (Rome, Italy)

Cột trụ, mái vòm, vật liệu bê tông, thiết kế khu dân cư chú trọng chức năng… là những chi tiết biểu tượng đặc trưng kiến trúc La Mã. Người La Mã cổ đại không phát minh kiến trúc cột trụ mà thừa hưởng từ nền văn minh Hy Lạp trước đó. Tuy nhiên phải đến thời của đế chế La Mã, kiến trúc này mới đạt đến độ đỉnh cao khi xuất hiện tại nhiều công trình nổi tiếng còn trụ vững đến ngày nay.

Đền Pantheon (Rome, Italy) xây dựng vào khoảng 118-126 sau Công nguyên
Đền Pantheon (Rome, Italy) xây dựng vào khoảng 118-126 sau Công nguyên

Đền Pantheon (Rome, Italy) xây dựng vào khoảng 118-126 sau Công nguyên, là biểu tượng cho tư duy kiến trúc đỉnh cao và sự phồn thịnh thời La Mã. Phía trước đền là hàng hiên với cột trụ bằng đá hoa cương xám, đỉnh cột kiểu Corinth, trụ cột bằng đá cẩm thạch trắng.

Bên trong đền là mái vòm hình bán cầu đường kính 43,44m. Đây là mái vòm tự nâng đỡ (không có cột trụ nào chống đỡ ngoài các bức tường) lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới. Để giảm trọng lượng của mái vòm, bê tông được trộn với đá nham thạch. Trên đỉnh có một vòng tròn đường kính 8,92m một phần cũng để giảm trọng lượng, mặt khác đây là chỗ duy nhất đưa ánh sáng vào đền, tạo luồng sáng huyền bí được ví như “đồng hồ mặt trời khổng lồ thành Rome”. Chịu tải cho mái vòm khổng lồ này là tường dày đến 6,2m.

Đấu trường Colosseum (Rome, Italy)

Kiến trúc cột trụ đan xen cửa vòm còn thấy ở Đấu trường Colosseum (Rome, Italy). Xây dựng vào khoảng năm 70-80 sau Công nguyên, kết cấu vững chắc giúp công trình được trọng dụng trong 500 năm. Ngoài đấu trường, công trình còn dùng làm nơi biểu diễn công chúng, sau thời Trung cổ trở thành nhà ở, cửa hàng, nhà thờ, pháp trường… Đấu trường sử dụng đến 100.000 khối đá travertine liên kết bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Vòng cột trụ xen kẽ cửa vòm giúp công trình tự nâng đỡ khối lượng đồ sộ của chính mình và có thể chứa được đến 80.000 người.

Kiến trúc cột trụ đan xen cửa vòm có thể thấy ở Đấu trường Colosseum (Rome, Italy)
Kiến trúc cột trụ đan xen cửa vòm có thể thấy ở Đấu trường Colosseum (Rome, Italy)

Mỗi chi tiết bên trong công trình đều phải đáp ứng chức năng chứa đến 80.000 người. Dùng để tổ chức các trận đấu, biểu diễn trước công chúng. Phía dưới sàn gỗ là một hệ thống phòng ốc và lối đi phức tạp. Lối đi này dành cho các loài dã thú và những trang thiết bị phục vụ cho các trận đấu. Xung quanh khán đài hình êlíp là 80 lối đi tỏa ra từ khu vực trung tâm. Nó giúp tạo luồng di chuyển thông thoáng cho hàng chục nghìn người.

Thành phố cổ Tipasa

Nền văn minh La Mã cũng được xem là cái nôi của mô hình chung cư hiện đại. Từ thời cổ đại, đế chế La Mã đã xây dựng khu dân cư kết hợp thương mại nằm ở vị trí chiến lược. Ví dụ như thành phố cổ Tipasa hiện thuộc địa phận ven biển miền trung Algeria. Bao bọc thành trì này là bức tường dài 2.300 mét. Bên trong chia thành các khu nhà ở kiên cố và nhiều công trình công cộng.

Nằm ở ven biển miền Trung đất nước Algeria, thành phố cổ Tipasa là một thuộc địa của đế chế La Mã. Đồng thời là một trung tâm thương mại quan trọng nhất ở khu vực Địa Trung Hải thời cổ đại. Dưới thời kỳ La Mã, Tipasa trở thành một thành phố thương mại và quân sự. Nó có tầm quan trọng lớn với vị trí trung tâm trên hệ thống đường biển La mã ở bắc Phi. Người La Mã đã cho xây tường thành dài khoảng 2.300m quanh thành phố. Mục đích để ngăn chặn các cuộc tấn công của các bộ lạc du mục.

Nằm ở ven biển miền Trung đất nước Algeria, thành phố cổ Tipasa là một thuộc địa của đế chế La Mã
Nằm ở ven biển miền Trung đất nước Algeria, thành phố cổ Tipasa là một thuộc địa của đế chế La Mã

Hầu hết cư dân La Mã xưa sống trong nhà cửa thiết kế đơn giản. Nhiều người sống trong những công trình nhà cao tầng với mỗi ô là một hộ gia đình sinh sống. Triết gia Cicero có đến 7 “căn hộ” kiểu này. Trong khi đó giới nhà giàu chuộng mô hình villa.

Dinh thự Villa Adriana

Dinh thự Villa Adriana của hoàng đế Halian (thế kỷ II sau Công nguyên). Kiến trúc La Mã trong công trình dân dụng thể hiện rõ nét với cột trụ, mái vòm. Kiến trúc có 30 ô ngăn thành 30 phòng với chức năng riêng biệt. Tầm nhìn từ mỗi phòng hướng ra dòng sông nhỏ, khu vườn tạo quang cảnh đẹp mắt cho nhà vua. Hiện công trình này được xếp vào danh sách di sản thế giới, thuộc địa phận miền trung Italy.

Sở dĩ người La Mã có thể sống thành cụm khu dân cư rộng lớn là nhờ mô hình cầu dẫn nước. Mô hình này còn gọi là thủy lộ, giúp đưa nước đến từng ngóc ngách trong đô thị. Thủy lộ cao nhất vẫn còn tồn tại đến ngày nay là cầu Pont du Gard (Pháp). Cầu cao gần 49m, dài 50km, từng chở 200.000 khối nước mỗi ngày. Kiến trúc cột trụ mái vòm sử dụng vật liệu bê tông giúp cầu vẫn đứng vững đến ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *