Theo thông kế cho thấy có một số đứa trẻ khi dần lớn lên thì xuất hiện hiện tượng vàng da. Theo y khoa, hiện tượng vàng da là do một số chất có tên là Bilirubin gây nên. Đây là một trong những chất màu vàng. Khi một số tế bào hồng cầu trong cơ thể của trẻ bị phá vỡ, chất Bilirubin này sẽ được giải phóng ra bên ngoài. Người Việt chúng ta vốn có gen da vàng nhưng là vàng ở đây là nâu cá tính. Còn nếu như hiện tượng da vàng do bệnh thì không tốt. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cả ngoại hình của bé khi lớn lên. Vậy làm thế nào để đối phó với hiện tượng vàng da này? Cùng theo chân vnteen tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé!
Mục lục
Hiện tượng vàng da phổ biến ở trẻ nhỏ
Vàng da là một trong các hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây vàng da sinh lý là do sự tích tụ Bilirubin. Gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để đào thải hết Bilirubin ra khỏi máu vì vậy gây nên vàng da. Trong khi đó, vàng da bệnh lý lại là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nào đó. Để ngăn ngừa hiện tượng vàng da cho thai nhi, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên có chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt nên bổ sung 3 thực phẩm dưới đây một cách thường xuyên.
Trứng ngỗng chống hiện tượng vàng da
Đa số các mẹ khi mới mang bầu đều được khuyên nên ăn trứng ngỗng để sinh con thông minh. Quan niệm dân gian này không phải là không có cơ sở. Trong trứng ngỗng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất.
Việc bổ sung trứng ngỗng vào trong chế độ ăn của mẹ bầu sẽ giúp cải thiện trí nhớ của thai nhi, có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ. Không chỉ vậy, các thành phần có trong trứng ngỗng còn giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể và ngăn ngừa vàng da cho em bé.
Dinh dưỡng trong trứng ngỗng
Để biết ăn trứng ngỗng có tốt không thì bạn cần biết được thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng. Theo đó, thành phần dinh dưỡng có trong 100gram trứng ngỗng như sau:
- 13gr protein
- 14,2 gram lipid
- 360 mcg vitamin A
- 71 mg calxi
- 210 mg phosphor
- 3,2 mg sắt
- 0,15mg vitamin B1
- 0,3mg vitamin B2
- 0,1mg vitamin
So với trứng gà, trứng ngỗng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Mặt khác, một thành phần chứa nhiều trong trứng ngỗng đó là cholesterol và lipid, đây là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch.
Sử dụng củ sen
Ít ai biết rằng trong củ sen có nhiều nguyên tố vi lượng, có tác dụng dưỡng khí, bổ huyết. Bên cạnh đó, củ sen cũng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Mẹ bầu trong quá trình mang thai rất dễ bị nóng trong, thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Ăn củ sen sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Không chỉ vậy, củ sen còn giúp thanh nhiệt, giải độc và tống xuất một số chất độc ra khỏi cơ thể.
Khi chọn củ sen, chị em không nên lấy những củ đã chuyển màu nâu, đen vì đây là những củ để lâu, chất dinh dưỡng đã bị giảm đi đáng kể.
Dùng nấm tuyết
Nấm tuyết không chỉ là thực phẩm mang đến lợi ích thần kỳ cho sắc đẹp của chị em mà nó còn là một vị thuốc bổ giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn. Thực phẩm này giúp ngăn ngừa được rất nhiều căn bệnh như ung thư dạ dày, mồ hôi trộm, nhuận phế,…
Riêng với phụ nữ mang thai, nấm tuyết có tác dụng giải độc cực tốt cho thai nhi. Bên cạnh đó, thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng, ngăn ngừa chứng vàng da khi em bé chào đời.