Hướng dẫn phương pháp phòng bệnh viêm tai cho trẻ cực đơn giản

Chắc hẳn các bậc cha mẹ đều cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của con nhỏ đặc biệt là khi con phải tiếp xúc với những tác động bên ngoài. Đối với trẻ con hệ miễn dịch kém sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây hại. Một trong số những căn bệnh xuất phát từ vius thường thấy ở trẻ em chính là viêm tai giữa. Như các bạn cũng đã biết viêm tai giữa hay còn gọi nhiễm trùng tai giữa, chính là trình trạng viêm và nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ (phần tai giữa). Vậy ba mẹ đã có các kinh nghiệm để nhận biết và phòng bệnh này chưa? Cùng mình theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm tai giữa này nhé.

Tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa

Viêm tai là gì?

Viêm tai là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh gây ảnh hưởng đến ống tai hoặc tai giữa và thường xuất phát từ sự phát triển của vi khuẩn và virus. Theo một nghiên cứu trên Pediatrics, 23% trẻ em Hoa Kỳ bị viêm tai trong 12 tháng đầu đời. Con số này này tăng lên hơn một nửa khi trẻ được 3 tuổi.

Phân loại bệnh viêm tai

Viêm tai ngoài cấp tính (AOE): Bệnh ảnh hưởng đến ống tai ngoài của trẻ.

Viêm tai giữa: Nhiễm trùng ở tai giữa có thể gây ra viêm, dẫn đến sự tụ dịch phía sau màng nhĩ. Trong một số trường hợp, ống eustachian (nối tai giữa với phía sau mũi) cũng có thể sưng lên.

Viêm tai giữa có tràn dịch (OME): Tình trạng này bắt nguồn từ sự tích tụ dịch trong tai giữa. OME thường không gây đau và sốt.

Viêm tai giữa có tràn dịch (OME) thường làm cho trẻ bị sốt và đau đầu
Viêm tai giữa có tràn dịch (OME) thường làm cho trẻ bị sốt và đau đầu

Viêm tai giữa cấp tính (AOM): Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng tụ dịch trong tai, thường xảy ra khi tai bị nhiễm khuẩn.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ bị viêm tai hơn người lớn. Nguyên nhân là do các ống eustachian của trẻ có kích thước ngắn và hẹp hơn nhiều. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập tai giữa và dễ tích tụ dịch trong tai hơn.

Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ. Do đó, trẻ em rất dễ mắc phải các căn bệnh nhiễm trùng.

Biểu hiện của bệnh viêm tai

Một trong những dấu hiệu chính cho thấy trẻ bị viêm tai là các bé thường xuyên giật và kéo tai của mình. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng chỉ ra rằng, hành động này có thể là một phản xạ tự nhiên của trẻ.

Các triệu chứng khác cần chú ý hơn bao gồm: Khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi được đặt nằm. Nôn hoặc tiêu chảy. Chán ăn, khó ngủ hoặc suy giảm thính lực. Sốt, đau đầu. Tai chảy dịch màu trắng hoặc màu vàng. Tai có mùi khó chịu

Có nên dùng kháng sinh để điều trị bệnh viêm cho trẻ?

Cách điều trị viêm tai ở trẻ sẽ phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ tai kháng sinh cho một số dạng viêm tai ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như viêm tai ngoài cấp tính (AOE). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ tự chống lại tình trạng nhiễm trùng. Các căn bệnh nhiễm trùng như viêm tai giữa có tràn dịch (OME), thường sẽ tự khỏi mà không cần dùng đến kháng sinh.

OME và AOE ở mức độ nhẹ thường không cần điều trị. Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh trong một thời gian trước khi kê đơn thuốc kháng sinh. Việc thận trọng trong việc kê đơn là hoàn toàn cần thiết, bởi kháng sinh có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), 15% trẻ bị nôn mửa và tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh, 5% trẻ có phản ứng dị ứng. Thậm chí, ở mức độ nghiêm trọng, dị ứng có thể dẫn đến tử vong.

Thông thường, các bệnh viêm tai ở trẻ có thể cải thiện trong 24 giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng kháng sinh.

Theo các chuyên gia, nếu trẻ bị viêm tai, bố mẹ nên theo dõi trẻ từ 2 – 3 ngày. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên thử một vài biện pháp để nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Hệ miễn dịch tốt sẽ giúp trẻ chống lại viêm và nhiễm trùng mà không cần đến kháng sinh.

Một số biện pháp khắc phục khác

Theo Medical News Today, các biện pháp khắc phục tại nhà cho trẻ bị viêm tai bao gồm:

Cho trẻ dùng thuốc không kê đơn: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể dùng acetaminophen để giảm đau và hạ sốt. Ngược lại, trẻ dưới 3 tháng tuổi cần nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Chườm ấm tai cho trẻ sẽ giúp giảm đau khi bị viêm tai
Chườm ấm tai cho trẻ sẽ giúp giảm đau khi bị viêm tai

Chườm ấm: Chườm ấm tai cho trẻ có thể giúp giảm đau.

Cho trẻ uống nhiều nước: Khi uống nước, cử động nuốt sẽ giúp tai giữa thoát dịch và giảm đau.

Nên cho trẻ uống nhiều nước

Triệu chứng viêm tai nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện

Khi trẻ bị viêm tai, bố mẹ nên chú ý đến các triệu chứng sau:

Sốt từ 39°C trở lên. Tai chảy dịch. Nếu những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 2 ngày, bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám tại bệnh viện. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần liên hệ với bác sĩ khi trẻ có triệu chứng viêm tai giữa tràn dịch trong hơn 1 tháng hoặc bị mất thính lực.

Phương pháp phòng bệnh

Khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ vẫn đủ khả năng ngăn ngừa bệnh viêm tai. Tuy nhiên, việc phòng tránh viêm tai ở trẻ nhỏ cũng là điều không hề đơn giản. Để làm được điều này, bố mẹ hãy áp dụng các biện pháp sau:

Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá: Thuốc lá và khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm trùng tai ở trẻ.

Thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ: Việc này có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn.

Tiêm phòng: Tiêm vắc-xin phế cầu khuẩn sẽ bảo vệ trẻ khỏi Streptococcus pneumoniae. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến gây ra viêm tai giữa cấp tính. Ngoài ra, tiêm phòng cúm hàng năm (dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên) cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm tai phát triển từ bệnh cúm.

Sữa mẹ
Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ hạn chế bị vi khuẩn xâm nhập

Bú sữa mẹ: Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của trẻ. Do đó, sữa mẹ có thể giúp trẻ chống lại các loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, sau đó ăn dặm kết hợp với sữa mẹ cho trẻ đạt ít nhất 1 năm tuổi để phòng chống nhiễm trùng.

Không cho vật lạ vào tai trẻ: Tăm bông và các vật lạ có thể gây trầy xước ống tai và dẫn đến nhiễm trùng.

Chăm sóc trẻ viêm tai như thế nào?

-Vệ sinh tai: Nếu tai trẻ chảy dịch mủ làm sạch tai cho trẻ bằng que tăm bông loại nhỏ. Không nên lau quá sâu, không dùng bông nút kín tai. Nên để dịch thoát ra ngoài tự nhiên, không nên để nước vào tai.

Vệ sinh mũi: Rửa mũi cho trẻ 2-3 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý ấm.

Nếu trẻ đã biết hỉ mũi: Người nhà xịt/nhỏ nước muối vào mũi mỗi bên 3 nhát (đối với bình xịt) hoặc 3 giọt (đối với bình dạng nhỏ) cho trẻ. Sau đó bịt một bên mũi hỉ một bên và ngược lại.

Đối với trẻ nhỏ chưa biết hỉ mũi: Người nhà xịt/nhỏ nước muối vào mũi mỗi bên 3 nhát (đối với bình xịt) hoặc 3 giọt (đối với bình dạng nhỏ) cho trẻ. Sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút sạch mũi cho bé. Bịt một bên mũi và hút bên còn lại. Và làm ngược lại với bên đối diện. Khuyến cáo sử dụng các dụng cụ hút mũi để vệ sinh cho bé. Không nên dùng miệng để hút mũi cho bé gây mất vệ sinh.

Tham khảo thêm: Phương pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ