Có một nơi mà mọi người sẽ biết đến chỉ cần hai từ được nhắc đến. Vâng, đó chính là vùng đất An Giang – cái tên gắn liền với nhiều đặc sản miền Tây nổi tiếng.
Đến An Giang, chúng ta khám phá vùng đất An Giang nhưng lúc về đừng quên chọn vài món đặc sản An Giang làm quà cho gia đình và người thân. Bởi ở miền đất này có những thứ vô cùng đặc biệt mà không dễ gì kiếm được, dẫu có kiếm được lại không đúng chất An Giang. Nào đường thốt nốt, nào mắm, nào khô và nào mây gai, nào me Thái, v.v nhắc đến thôi mà cảm giác thèm thuồng đã trỗi dậy.
Mục lục
Khô rắn nướng An Phú
Khô rắn nướng không chỉ là món ăn đặc sản nổi tiếng thơm ngon mà còn là thức quà theo người dân xứ miệt An Giang đi khắp mọi miền đất nước. Khô rắn rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá,… đem làm sạch rồi phơi khô. Khi ăn thì đem nướng trên lửa than rồi ăn kèm với dưa leo, xoài sống, cóc non và chấm với tương ớt.
Khô rắn nổi tiếng nhất là ở xã Vĩnh Hội Đông (thuộc huyện An Phú, An Giang) và ngon nhất là vào mùa nước nổi, khi bông súng nở trắng đồng.
Thốt nốt An Giang
Dừa Bến Tre, Thốt Nốt An Giang; không phải ngẫu nhiên mà chúng lại gắn liền với nhau như cặp trời sinh thế này. Âu cũng là thỗ nhưỡng An Giang quá phù hợp với loài cây thân thẳng có thể chịu ngập mặn chịu khô hạn tốt như Thốt Nốt. Loài này được trồng không chỉ vì hơp thổ nhưỡng mà còn vì công năng đa dạng: nước giải khát, làm đường, gi vị làm bánh. Nếu làm nước giải khát thì vị Thốt Nốt tươi mát hơn dừa, làm đường thì vị ngọt thanh hơn mía, làm bánh thì thơm bùi hơn cả hương liệu.
Vì là đặc sản hạng nhất nên Thốt nốt tươi dễ dàng mua được khi đặt chân đến An Giang, nhưng để đảm bảo dĩnh dưỡng, vệ sinh và bảo quản tốt cho mục đích làm quà thì nên mua loại ngâm sẵn trong hũ. Kinh nghiệm của người dân cho biết, những hũ thốt nốt như vậy có thể để được một năm, còn loại tươi thì chỉ sử dụng trong ngày không để được lâu.
Mắm Châu Đốc
Vẫn biết miền Tây nổi tiếng về mắm nhưng tỉnh có nhiều loại mắm nổi tiếng nhất thì chỉ có An Giang. Không hổ danh vương quốc mắm, nhiều đặc sản An Giang làm quà cũng không thể thiếu mắm. Bởi có quá nhiều cái tên hấp dẫn kích thích. Mắm Thái, mắm cá linh, cá lóc, cá trèn, cá sặc, v.v.. mỗi thứ vừa mang vị ngọt đặc trưng của vùng đất Nam Bộ vừa mang hương vị gia truyền riêng. Đó chính là lí do khiến cho du khách nhớ mãi mắm Châu Đốc, mắm núi Sam của An Giang.
Khô An Giang và khô bò
Danh sách các loại khô miền Tây có quá nhiều cái tên nổi bật nhưng nó nằm rải rác ở các tỉnh, còn riêng An Giang thứ khô gì cũng có mà thứ nào cũng ngon mới chết. Có lẽ ngã ba sông Hậu đã ưu ái nguồn hải sản phong phú cho An Giang nên người dân đã tân dụng nó để phát triển nghề mắm, nghề khô tô đậm bản sắc cho quên hương mình.
Cần khô gì, cứ đến An Giang là có. Nhưng hãy nhớ trong danh sách đó đừng bỏ qua khô bò. Vì đây là loài khô ngon nhất của xứ này. Đây cũng là đặc sản An Giang làm quà được lòng du khách. Với loại này, tùy vào sở thích, thích ăn cứng giòn chọn loài khô bò vàng; thích xốp giòn dẻo chọn loại khô màu nâu, nếu không thích ăn giòn nên chọn loại nâu sẫm.
Mây gai
Thực ra, An Giang không có thổ nhưỡng phù hợp để trồng mây gai. Tuy nhiên, nhờ vị trí biên giới giáp Campuchia nên loài quả này khá phổ biến ở An Giang. Và vì độ hiếm, ngay cả thành phố lớn cũng ít khi có mà mây gai hay được mọi người lựa chọn đặc sản An Giang làm quà.
Quả mây cam khi xanh hoặc đen khi chín, xung quanh vỏ có gai nhỏ. Khi bóc lớp vỏ ngoài lộ ra múi nhỏ bên trong thường từ 2 đến 3 múi. Vị ngọt chua khá dễ ăn, mang mùi thơm của mít và một chút mùi quả dại của rừng núi.
Quả me Thái
Quả me đã quá quen thuộc với người Việt Nam nhưng nhiều du khách đến An Giang vẫn xách thêm một hai ký me về làm quà. Bởi cái tên me Thái quá kích thích và hấp dẫn người mua. Me Thái vừa thơm, vừa ngọt lại bùi nên từ trẻ con cho đến người lớn ai ai cũng thích.
Cốm dẹp
Cốm dẹp là món ăn của người Kh’mer gắn liền với lễ hội Ooc-om-boc nổi tiếng ở vùng đất này. Cốm dẹp được làm từ những hạt lúa nếp còn căng sữa gặt đem về sàng sảy cẩn thận. Đem ngâm nước một đêm, tiếp đó phơi khô dưới nắng. Sau đó rang chín rồi giã dẹp. Khi ăn sẽ trộn cốm dẹp với cơm dừa nạo nhuyễn, cho một ít đường cát hoặc đường thốt nốt. Một chút nước dừa tươi lên trộn đều, để chừng một giờ để cốm dẻo là có thể ăn được.
Tung lò mò
Tùng lò mò hay còn gọi là lạp xưởng bò là món ăn của người Chăm ở An Giang. Tung lò mò được làm từ thịt bò nạc tẩm ướp gia vị kỹ càng. Khi ăn có thể nướng hoặc chiên rồi ăn kèm theo rau sống; chuối chát và chấm muối tiêu vắt chanh thì sẽ cảm nhận được hương vị độc đáo.
Cà na dập
Đặc sản An Giang làm quà độc lạ nhất phải kể đến Cà na đập. Tuy là món ăn vặt nhưng rất nổi tiếng vì công thức chế biến và độ hiếm. Thay vì để nguyên quả thì người ta đập nát để gia vị thấm sâu vào lớp thịt bên trong. Nguyên nhân của cách làm này nhằm loại bỏ chất chát từ quả cà nà.
Bí quyết làm cà na đập ngon không chỉ phụ thuộc vào công thức trên mà còn phụ thuộc vào sự khéo tay. Đập dập nhưng không nát để hương vị cà nà vẫn còn. Cà na dập vốn đã dược dầm đường, nhưng khi ăn phải chấm ít muối ớt mới đúng vị. Chua chua, cay cay, ngọt ngọt mới đúng vị đặc sản.
Danh sách đặc sản An Giang làm quà không chỉ dựa trên độ nổi tiếng mà còn được chọn lựa dựa trên trải nghiệm thực tế. Có cơ hội đến thăm mảnh đất này hãy thử một lần nhé.