Ghé thăm nhà mái cỏ độc đáo nơi quần đảo Faroe

Quần đảo Faroe còn có một tên gọi khác là Faeroe. Đây là một quần đảo thuộc Bắc Đại Tây Dương, quần đảo nằm tại khu vực ở giữa Na Uy và Iceland. Tương tự như Greenland, Faeroe là một lãnh thổ tự trị, của Vương quốc Đan Mạch. Nơi đây không được coi là một địa điểm du lịch hút khách, nhưng Faeroe mang một vẻ đẹp yên bình. Chính vẻ đẹp đó đã dần dần chiếm trọn cảm tình của mỗi du khách. Đặc biệt là ở một thời điểm mà thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Quần đảo Faroe rất ít sự tác động của con người, nên cho đến nay nó vẫn là một nơi đang giữ được vẻ đẹp nguyên sơ. Ở đó có những ngôi nhà mái cỏ rất nên thơ. Mời các bạn cùng ghé thăm nhà mái cỏ độc đáo nơi quần đảo Faroe qua tổng hợp của vnteen.com.

Những ngôi nhà mái cỏ ấn tượng

Faeroe mang một vẻ đẹp yên bình
Faeroe mang một vẻ đẹp yên bình

Địa hình của Faroe khá gồ ghề. Chính vì thế mà dân cư nơi đây có xu hướng tập trung ở vùng ven biển. Nơi có độ bằng phẳng, ít gió lớn và khí hậu mát mẻ dễ chịu. Khung cảnh hiền hoà khi những mảng cây cỏ xanh mướt xen kẽ. Với khu dân cư cũng góp phần tạo nên bức tranh thơ mộng. Lý giải cho cái tên viết dưới dạng Føroyar nghĩa là cây và đảo. Cũng như sự góp mặt của những ngôi nhà mái cỏ ấn tượng.

Đi từ xa, bạn sẽ ngỡ như đấy là những căn nhà bỏ hoang với mái phủ đầy cỏ dại. Nhưng thực chất đó chính là một loại kiến trúc đặc trưng trên quần đảo Faroe. Ở đây, thời tiết mưa kéo dài xuyên suốt khoảng 300 ngày trong năm. Vì vậy mà người dân đã sử dụng cỏ để bảo vệ mái nhà khỏi những cơn mưa rào. Chúng được bao phủ bởi vỏ cây bạch dương và cây ô rô. Có thêm tác dụng cách nhiệt giúp bên trong nhà mát mẻ quanh năm.

Giai đoạn đầy thế kỉ 18, các loại mái ngói, mái tôn và nhiều vật liệu công nghiệp khác. Dần trở thành mối đe doạ với truyền thống lợp mái cỏ. Tuy nhiên, những người thuộc thế hệ trước đã ngay lập tức lan rộng thông điệp. Tiếp nối nét đẹp văn hoá bản địa. Trong đó có dự án các khu nhà trên núi, nhà khách, bảo tàng,… Dùng mái cỏ nhằm bảo tồn kiến trúc vốn đã gắn liền với quần đảo Faroe từ thời tiền sử.

Về vật liệu nhà mái cỏ ở quần đảo Faroe

Những ngôi nhà mái cỏ ấn tượng
Những ngôi nhà mái cỏ ấn tượng

Về vật liệu, người dân có thể dùng cỏ sương mù hoặc cỏ cắt từ đồng. Sau đó dùng luôn phần đất tại nơi lấy cỏ. Để đảm bảo chúng phát triển được tốt nhất. Phủ một lớp khoảng 7,5 cm trên nền vỏ cây bạch dương. Quá trình làm nên một ngôi nhà mái cỏ khá công phu. Đòi hỏi các thợ xây phải hiểu được kết cấu và đảm bảo khi trời mưa to sẽ không gây xói mòn mái. Đồng thời, người dân ở đó cũng phải thường xuyên cắt tỉa. Để mái nhà luôn đẹp mắt, nhất là trong mùa hoa nở.

Đến nay, nhà mái cỏ ở quần đảo Faroe vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển. Song song với các kiến trúc làm từ vật liệu hiện đại. Nếu có dịp đến đây, bạn chắc chắn nên thử trải nghiệm ở trong một căn nhà mái cỏ. Tận hưởng bầu không khí trong lành và khí hậu mát mẻ rất đặc trưng của quần đảo xanh này.

Quần đảo Faroe

Quần đảo Faroe hay Quần đảo Faeroe tiếng Đan Mạch. Là một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương. Ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland. Quần đảo Faroe là lãnh thổ được chính thức tách ra từ Na Uy từ 1814. Sau Hòa ước Kiel ký ngày 14 tháng 1 năm 1814 và trực thuộc Đan Mạch. Quần đảo Faroe có 2 đại biểu trong đoàn đại biểu Đan Mạch tại Hội đồng Bắc Âu.

Theo Luật về chế độ tự trị của quần đảo Faroe của Đan Mạch ngày 31 tháng 3 năm 1948. Thì quần đảo này là một lãnh thổ tự trị của Vương quốc Đan Mạch. Từ năm 1948 và là một thành viên của Cộng đồng vương quốc Đan Mạch. Theo luật kể trên thì Quần đảo Faroe được tự chủ về mọi lĩnh vực. Ngoại trừ hai lĩnh vực quốc phòng và đối ngoại.

Về văn hóa, người Faroe có mối quan hệ thân thiết. Với Iceland, Shetland, Orkney, vùng đất Hebrides xa xôi và Greenland.Từ khoảng năm 625, các tu sĩ Công giáo người Ireland đã tới quần đảo này. Họ mang theo cừu đến nuôi trên các cánh đồng cỏ và họ sống như các người ẩn cư. Có lẽ cũng chính họ đã đặt tên cho quần đảo.

Dường như các tu sĩ này đã dời tới Iceland trước khi các người Viking Na Uy. Từ quần đảo Orkney, Quần đảo Shetland và Scotland tới định cư vào khoảng cuối thế kỷ thứ 9. Từ năm 1035 tới 1814, trên danh nghĩa Quần đảo Faroe là thuộc địa của Vương quốc Na Uy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *