Đi tìm những lý do khiến bàn chân đau nhức bất ngờ

Bàn chân là cơ quan quan trọng có chức năng nâng đỡ cả cơ thể khi chúng ta đứng thẳng. Với cấu tạo phức tạp như thế không có gì ngạc nhiên khi nhận thấy bàn chân rất dễ bị tổn thương. Được biết, đã có không ít người từng gặp tình trạng bàn chân đau nhức mà không rõ nguyên nhân. Nếu sau một đêm thức dậy, đột nhiên bạn bỗng cảm thấy bàn chân đau mà không biết vì sao thì đó có thể là do một trong những nguyên nhân được vnteen.com thông tin dưới đây, cùng khám phá ngay nhé.

Nhận biết triệu chứng đau nhức xương khớp ở bàn chân

Bàn chân là bộ phận thường xuyên chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể khi chúng ta vận động
Bàn chân là bộ phận thường xuyên chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể khi chúng ta vận động

Bàn chân là bộ phận thường xuyên chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể khi chúng ta vận động. Mỗi bàn chân có 1/4 số xương cơ thể, 33 khớp, 100 gân, cơ và dây chằng, 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch, tĩnh mạch quan trọng. Bàn chân rất dễ gặp tổn thương nếu không chăm sóc đúng cách. Cơn đau nhức bàn chân ở nhiều người thường biểu hiện như sau:

  • Đau hoặc rát trong lòng bàn chân.
  • Đau vùng gần gót chân.
  • Đau hoặc tê ngứa các ngón chân.
  • Cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại.
  • Mức độ đau tăng dần khi vận động (đi, đứng, chạy bộ).

Nguyên nhân nào khiến bàn chân đau nhức?

Do giày quá chật

Đau bàn chân đơn giản có thể vì mang một đôi giày chật. Kích thước giày không vừa sẽ làm chèn ép bàn chân, gây đau. Ngược lại, trong trường hợp giày quá rộng thì bàn chân sẽ dễ bị trượt khi mang. Tác động thường thấy là bị phồng chân, theo Newsbreak. Với phụ nữ mang thai, do ảnh hưởng của thai kỳ và tăng cân nên bàn chân họ sẽ to ra. Nếu họ vẫn mang đôi giày cũ thì rất dễ bị đau bàn chân, bác sĩ nhi khoa người Mỹ Jacqueline Sutera lưu ý.

Triệu chứng của viêm cân gan bàn chân

Đau nhức bàn chân là triệu chứng của viêm cân gan bàn chân
Đau nhức bàn chân là triệu chứng của viêm cân gan bàn chân

Cân gan bàn chân là dải gân cơ nối gót chân với các ngón chân. Nếu dải gân cơ này bị tổn thương thì khó tránh khỏi cảm giác đau nhức bàn chân. Triệu chứng thường gặp nhất là đau nhức gót chân. Người bị viêm cân gan bàn chân thường cảm thấy đau vào buổi sáng. Nằm hoặc ngồi quá lâu sau đó đứng dậy đi cũng gây đau nhức bàn chân. Khi đó, người mắc hãy để bàn chân nghỉ ngơi, chườm đá, thực hiện các bài tập giãn cơ. Trong trường hợp nặng, họ có thể uống thêm thuốc giảm đau không kê đơn.

Do giày đế quá cứng

Đôi giày tốt là khi mang vào sẽ cho cảm giác êm chân. Nếu mang đôi giày đế cứng sẽ khiến bàn chân bị đau nhức. Tình trạng này kéo dài thậm chí có thể gây ra viêm cân gan bàn chân.

Đi bạn chân trần quá nhiều

Dưới lòng bàn chân có lớp mỡ với tác dụng là lớp đệm cho bàn chân. Lớp mỡ này sẽ mỏng dần theo thời gian. Nếu đi chân trần quá nhiều thì sẽ khiến lớp mỡ mỏng đi nhanh hơn. Điều này có thể khiến bàn chân dễ bị đau nhức hơn, theo Newsbreak.

Bệnh gout

Bệnh gout là bệnh lý lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng acide urique tăng cao trong máu, gây ra các đợt viêm khớp chân tay. Ban đầu, bệnh có triệu chứng là đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, phổ biến là khớp ngón chân, cổ chân, khớp bàn tay. Về sau khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, các khối u có thể mọc lên quanh khớp, kể cả khớp bàn tay và khớp bàn chân. Cơn đau do gout thể hiện rõ nhất vào ban đêm với mức độ ngày càng tăng dần, kèm theo sốt cao, nhức đầu khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Thoái hóa khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên (theo thời gian, sụn mất dần tính đàn hồi), di truyền (người có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu), chấn thương, thừa cân (làm tăng áp lực lên xương khớp), thói quen ngồi lâu hoặc sai tư thế khi vận động… Nhìn chung, cơn đau nhức xương khớp bàn chân do thoái hóa thường tăng lên mỗi khi khớp cử động, giảm khi nghỉ ngơi. Nếu gặp thời tiết trở lạnh, cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn.