Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng thủy ngân cao có thể gây hại cho hệ thần kinh và làm ảnh hưởng xấu đến não bộ. Ngoài ra, tiếp xúc với thủy ngân có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Thủy ngân ở khắp mọi nơi, có ngay cả ở trong không khí.
Hầu hết các loại cá và hải sản đều chứa thủy ngân, và chỉ có một ít hoặc nhiều khác nhau. Cá ăn thịt thường chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn các loại cá khác. Cá càng lớn, tuổi thọ càng dài thì lượng thủy ngân được hấp thụ vào trong cơ thể càng nhiều.
Mục lục
Các ngừ đại dương, cá ngừ vây dài
Không phải loại cá ngừ nào cũng chứa nhiều thủy ngân. Tuy nhiên, cá ngừ đại dương, cá ngừ vây dài có mức thủy ngân tủng bình đã được cảnh báo. Bà bầu và trẻ nhỏ muốn ăn cá ngừ nên chọn loại đóng hộp vì chúng thường làm từ cá ngừ sọc.
Cá thu vua
Loại cá này chứa tương đối nhiều omega-3, rất bổ dưỡng đối với bà bầu và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó cũng được xếp vào danh sách cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nguyên nhân là do cá thu vốn là loại ăn tạp. Thức ăn của chúng rất dễ nhiễm thủy ngân và các chất độc khác.
Cá đuối
Cá đuối tuy là đặc sản nhưng không phải món ăn mà phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên sử dụng. Giống như các loại cá nêu trên, cá đuối cũng được xếp vào danh sách cá dễ nhiễm độc thủy ngân ở mức cao.
Cá tuyết
Cá tuyết giàu omega-3 tốt cho sức khỏe của bà bầu. Tuy nhiên, một số giống cá tuyết đã được xếp vào danh sách cá chứa nhiều thủy ngân chẳng hạn như cá tuyết Chile. Loại cá tuyết có sọc đen vẫn an toàn nếu không ăn quá 1 lần/tuần.
Cá vược
Theo tính toán, 120 gram cá vược có thể chứa hàm lượng thủy ngân vượt đến 119% mức cho phép. Ngoài ra, loại cá này không chứa nhiều omega-3. Do đó, mẹ bầu tốt nhất không cần phải ăn loại cá này.
Cá chình
Cá chình cũng là một loại cá được xếp vào nhóm có hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, chúng có thể hấp thụ nhiều tạp chất có hại khác từ nguồn nước bị nhiễm chất thải công nghiệp và nông nghiệp.
Cá rô phi
Cá rô phi không chứa nhiều axit béo có lợi cho sức khỏe. Mà tập trung các axit béo có hại không khác gì mỡ lợn. Ăn quá nhiều cá rô phi có thể làm tăng cholesterol trong máu. Đặc biệt không phù hợp với người có bệnh tim mạch, viêm khớp, hen suyễn.
Cá kiếm
Cá kiếm là một loài cá biển có chứa hàm lượng thủy ngân cao. Nếu lạm dụng việc ăn cá kiếm quá nhiều sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc metyl thủy ngân. Chính vì vậy, bạn không nên ăn nhiều loại cá này kẻo dễ rước bẹnh vào người.
Cá hồi nuôi
Trong khi cá hồi tự nhiên ăn các sinh vật có trong môi trường nước. Thì cá hồi nuôi được cho ăn nhiều chất béo và thức ăn công nghiệp để cá to hơn. Tuy nhiên, cũng vì thế mà cá hồi nuôi chứa nhiều calo và chất béo bão hòa nhưng lại ít khoáng chất. Tỉ lệ omega-3 và omega-6 trong cá hồi nuôi cũng thấp hơn. Ngoài ra nếu trang trại nuôi cá hồi không đảm bảo vệ sinh. Thì cá hồi còn bị nhiễm những chất độc như dioxin và PCB.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này của chúng tôi các mẹ nên tránh cho bé ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân này.