Cần tránh xa những loại thịt khiến trẻ chậm lớn, khó phát triển chiều cao

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết nên cho con ăn gì để con được cao lớn. Có những loại thực phẩm giúp trẻ cao lớn rất hiệu quả, nếu được bổ sung vào khẩu phần ăn sẽ giúp chiều cao của trẻ tăng lên đáng kể.

Khi đề cập đến vấn đề chiều cao của trẻ, yếu tố di truyền và lượng hormone trong cơ thể trẻ được xem là quan trọng nhất. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp trẻ được tăng chiều cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho trẻ tránh ăn các loại thịt sau vị những loại thịt này khiến trẻ chậm lớn, khó phát triển chiều cao.

Đặc điểm tăng trưởng chiều cao ở trẻ

Sự tăng trưởng của trẻ em thường chậm lại sau 5 năm đầu đời và tăng lên theo từng thời kỳ nhất định. Cho đến khi con đạt đến tuổi vị thành niên. Chiều cao của bé gái tăng lên nhanh chóng khi con bước vào độ tuổi 8 đến 13. Đối với bé trai sẽ là trong khoảng từ 10 đến 15 tuổi.

Theo các chuyên gia, chiều cao của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó có dinh dưỡng, sự rèn luyện thân thể, di truyền và cả những vấn đề khác như bệnh tật, môi trường sống … Nếu chẳng may con đã quá tuổi mà bố mẹ vẫn muốn tìm cách tăng chiều cao cho trẻ. Thì bạn có thể kết hợp yếu tố dinh dưỡng cùng với các bài tập thể dục hợp lý.

Để đảm bảo con đạt được chiều cao và cân nặng phù hợp. Bố mẹ cần phải hiểu rõ sự phát triển chiều cao của trẻ và dạy con những thói quen sống lành mạnh trong từng giai đoạn phát triển. Thông thường, mỗi đứa trẻ phát triển ở một tốc độ khác nhau và ngưng cao thêm sau tuổi dậy thì.

Những loại thịt khiến trẻ chậm lớn, khó phát triển chiều cao

Thịt chiên rán

Thịt chiên rán
Thịt chiên rán

Đồ chiên rán bày bán phổ biến khắp nơi, những đứa trẻ thường khó cưỡng lại những miếng xúc xích thơm lừng, sườn gà rán, thịt xiên… Nhưng trên thực tế, những món ăn tưởng ngon lành này lại ẩn chứa vô số nguy hiểm.

Chúng ta đều biết rằng, đồ chiên rán chưa bao giờ tốt cho sức khỏe. Nó chứa nhiều dầu mỡ, không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể, hơn nữa còn có thể gây béo phì.

Đồ chiên rán bán ngoài đường thường sử dụng dầu tái sử dụng nhiều lần. Loại dầu này khi đun nóng ở nhiệt độ cao nhiều lần sẽ sản sinh ra chất độc, gây ung thư; táo bón và nhiều vấn đề về đường tiêu hóa khác.

Chả viên

Chả viên bò, gà, tôm, nấm, cua, cá… rất ngon, đẹp mắt, được nhiều trẻ yêu thích. Trên thực tế, đây đều là thịt tổng hợp, phần lớn là thịt thừa đã qua chế biến; tẩm ướp nhiều gia vị, chất phụ gia, bột các loại để giảm giá thành. Nếu trẻ ăn nhiều loại thịt này, nó thực sự là một mối đe dọa lớn.

Thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông, thịt hộp các loại… Phần lớn đều trải qua những đợt lên men, tẩm ướp muối, chứa nhiều chất bảo quản. Nếu trẻ ăn thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và dẫn tới nhiều bệnh.

Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn

Theo điều tra của WHO, những sản phẩm từ thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư trực tràng. Nếu dùng hơn 50g sản phẩm này mỗi ngày, nguy cơ mắc ung thư trực tràng tăng lên 18%.

Chú ý khi cho trẻ ăn những thực phẩm sau

Rau chân vịt: Axit oxalic có nhiều trong rau chân vịt. Và khi kết hợp với canxi và kẽm trong cơ thể con người sẽ biến thành hợp chất rất khó hấp thu và bài tiết.

Trứng gà: Ăn quá nhiều trứng gà làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể; rất dễ tạo thành các chất dinh dưỡng dư thừa.

Trà đặc: Trong trà, đặc biệt là trà pha đặc có chứa một lượng lớn axit tannic. Khi loại axit này kết hợp với chất sắt bên trong cơ thể sẽ tạo thành hợp chất rất khó hấp thu; khiến cơ thể có nguy cơ bị thiếu sắt.

Thạch: Thạch được làm từ chất làm đông đặc, hương vị, chất ngọt và chất tạo màu. Ăn quá nhiều thạch jelly có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tâm thần của trẻ nhỏ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận thì khi ăn thạch, bé có thể bị hóc, nghẹn gây hô hấp khó khăn.

Cá muối: Các loại cá ướp muối có chứa lượng lớn dimethyl sulfoxide nitrat. Một chất hóa học có khả năng gây ung thư cao khi được hấp thu vào cơ thể con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *