Bí quyết khắc phục trẻ bị suy dưỡng không phải bà mẹ nào cũng biết

Tại Việt Nam, ngày càng có rất nhiều đứa trẻ bị bệnh suy dinh dưỡng. Cho đến nay, không chỉ có những đứa trẻ thiếu thốn đủ thứ mới bị suy dinh dưỡng. Một số đứa trẻ có đầy đủ điều kiện mà vẫn bị bệnh suy dinh dưỡng. Nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng không phải hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn uống. Các mẹ đừng có nghĩ cứ cho bé ăn thật nhiều chất dinh dưỡng thì bé sẽ phát triển tốt đâu. Bởi bệnh này nó còn đến từ chế độ sinh hoạt thiếu tính khoa học. Vậy làm thế nào để bảo vệ bé khỏi bệnh suy dinh dưỡng? Cùng theo chân vnteen đọc tiếp bài viết dưới đây nhé!

Dinh dưỡng rất quan trọng với các bé

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng của sức khỏe,  tầm vóc và trí tuệ. Dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi có ý nghĩa quan trọng tới sức khỏe và cả quá trình phát triển của trẻ. Trẻ em, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau bệnh tật. Nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ có thể phòng và cải thiện được nếu điều chỉnh đúng, kịp thời. Một điểm đáng lưu ý là khả năng miễn dịch của trẻ còn hạn chế nên những thiếu sót trong nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng.

Dinh dưỡng cho bé dưới 12 tháng tuổi

Dinh dưỡng cho bé dưới 12 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho bé dưới 12 tháng tuổi

Trong năm đầu tiên, trẻ phát triển rất nhanh, sau sinh 6 tháng trung bình cân nặng trẻ đã tăng gấp đôi, đến 12 tháng cân nặng tăng gấp ba so với cân nặng lúc sinh. Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng trong năm đầu nhu cầu dinh dưỡng cũng như năng lượng đều cao trong khi hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.

Hãy nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là vấn đề được quan tâm nhiều trong dinh dưỡng trẻ em. Hiện nay, nuôi con bằng sữa mẹ được coi là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe trẻ em.

Tập dần cho bé ăn dặm

Từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài bú sữa mẹ hàng ngày nên cho trẻ ăn một bữa bột; từ tháng thứ 7 đến 8, một ngày cho ăn 2 bữa bột đặc; đến 9-12 tháng cho trẻ ăn 3 bữa; đến tròn 1 tuổi cho 1 ngày 4 bữa. Nên cho trẻ ăn từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới. Bữa ăn bổ sung cho trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm thức ăn để đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng. Thức ăn của trẻ cần được chế biến sạch sẽ đảm bảo vệ sinh tránh rối loạn tiêu hóa.

Dinh dưỡng cho bé 1-3 tuổi

Ngay từ khi 1 tuổi trẻ đã có răng và khả năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng đã khá hơn. Trẻ đã bắt đầu tự tập ăn. Tuy nhiên, thức ăn cho trẻ cần dễ tiêu hóa, giàu các chất dinh dưỡng có giá trị và đủ các nhóm thực phẩm trong ô dinh dưỡng.

Cha mẹ cần đảm bảo tốt vệ sinh thực phẩm và ăn uống để phòng tránh nhiễm khuẩn và bệnh đường ruột ở trẻ. Một ngày cho bé ăn 4 – 5 bữa, thức ăn mềm và tập dần cho trẻ ăn từng loại thức ăn từ ít đến nhiều cho đến thức ăn hỗn hợp. Nên chế biến các món ăn thích hợp và thường xuyên thay đổi cho trẻ để tạo điều kiện ngon miệng, ngăn ngừa hiện tượng chán ăn và sợ một loại thức ăn nào đó. Tập cho trẻ ăn đúng bữa, ăn đủ, không cho ăn vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Hàng ngày chú ý cho trẻ uống đủ nước.

Ngoài việc chú ý đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ hoạt động với các trò chơi đúng lứa tuổi sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.

Dinh dưỡng cho bé từ 4-5 tuổi

Dinh dưỡng cho bé từ 4-5 tuổi
Dinh dưỡng cho bé từ 4-5 tuổi

Trẻ 4 – 5 tuổi hệ thống tiêu hóa gần hoàn thiện nên các thức ăn cho trẻ đa dạng và gần với bữa ăn của người lớn hơn. Tuy nhiên, bữa ăn của trẻ vẫn cần chú ý và không thể ăn hoàn toàn như người lớn.

Lứa tuổi này khá quan trọng trong việc hình thành các thói quen dinh dưỡng. Chính vì vậy, những nguyên tắc tốt như ăn đúng bữa, đủ bữa, bữa ăn đa dạng và không kiêng thức ăn cũng hình thành từ giai đoạn này.

Trẻ 4 – 5 tuổi rất thích ăn đồ ngọt do sự phát triển của các gai nhận vị giác  khắp mặt lưỡi. Chất ngọt rất nhanh làm dịu đói, ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt có thể gây thiếu dinh dưỡng về chất lượng. Vì vậy việc tập cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn là điều cần thiết ở lứa tuổi này.

Phòng ngừa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

Vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ trẻ; để tránh các bệnh nhiễm trùng đường ruột, giun sán… Chọn lựa thực phẩm tươi cho trẻ. Tránh bảo quản dài ngày trừ trường hợp có tủ cấp đông đúng quy cách. Hạn chế cho trẻ dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp; nấu nướng thức ăn chín kỹ. Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho trẻ và người chăm sóc trẻ.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ hàng tháng. Việc này nhằm phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng; hoặc các nguy cơ nếu có và can thiệp sớm.

Ngừa và trị bệnh: Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… Không lạm dụng kháng sinh mà chỉ dùng kháng sinh đúng chỉ định đủ liều, đủ thời gian. Chú ý chăm sóc dinh duỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau thời gian bệnh.

Uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng cho trẻ từ 2 tuổi. Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường; ổn định quá trình bài tiết chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể. Nếu trẻ không thích tập thể dục, bạn có thể tổ chức một số trò chơi vui nhộn hoặc đưa bé đi bơi, đạp xe.