{Bật mí} – Cho bạn cách phòng bệnh viêm phế quản ở người cao tuổi

Chung ta có thể nói bệnh viêm phế quản mãn tính là một trong những că bệnh lý của đường hô hấp dưới. Bệnh gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe người cao tuổi, có thể gây đau nhức, hoặc là ho dữ dội. Nếu để lâu ở giai đoạn muộn sẽ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm và ngăn ngừa các biến chứng là một trong những điều vô cùng quan trọng.

Viêm phế quản là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở người lớn tuổi, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để giúp cải thiện tình trạng bệnh, chế độ ăn uống hàng ngày của bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết tiếp theo, hãy cùng vnteen.com tìm hiểu xem cách phòng bệnh viêm phế quản cho người thân yêu của bạn nhé!

Những biểu hiện của bệnh viêm phế quản?

Những biểu hiện của bệnh viêm phế quản?
Do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm thế quản ở người cao tuổi. Trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể. Sức khỏe nói chung bị sa sút bởi tuổi tác cao và sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Một số nguyên nhân thuận lợi như: nghiện thuốc lá, thuốc lào. Sống trong môi trường có nhiều bụi. Dùng bếp than lâu ngày như: đun than tổ ong, than củi, rơm rạ. Cơ địa hay bị dị ứng đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi. Hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như: gù vẹo cột sống…

Những biểu hiện của bệnh viêm phế quản

Trong bệnh viêm thế quản thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh viêm thế quản là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 – 6 lần.

Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài thì gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho ngày càng tăng, số lượng đờm cũng tăng dần và bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên đáng kể.

Ở giai đoạn muộn hơn của viêm thế quản thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân. Ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể. Nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nên đi khám bác sĩ nếu: khó thở, cảm thấy không thể ngừng ho, sốt cao
Nên đi khám bác sĩ nếu: khó thở, cảm thấy không thể ngừng ho, sốt cao

Viêm phế quản có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Vì vậy không nên tự chẩn đoán bệnh. Nên đi khám bác sĩ nếu: khó thở, cảm thấy không thể ngừng ho, sốt cao. Các triệu chứng viêm phổi hoặc viêm phế quản không cải thiện khi điều trị. Hoặc các triệu chứng trở nên tốt hơn và sau đó tái phát. Người bị bệnh mạn tính và khó thở…

Phương pháp phòng bệnh viêm phế quản

Một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện. Thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông. Cùng với cộng đồng tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt.

Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính.

Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao phải tùy theo sức của mình. Không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.

Người bị viêm phế quản nên ăn gì để nhanh khỏi?

Để điều trị bệnh viêm phế quản, ngoài sử dụng các loại thuốc. Thì việc chăm sóc, quan tâm đến thực phẩm ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn  đang băn khoăn viêm phế quản nên ăn gì? Có thể tham khảo một số loại thực phẩm tốt. Có tác dụng trong điều trị viêm phế quản sau đây.

Trái cây và rau xanh

Đây là loại thực phẩm vô cùng tốt và cần thiết cho sức khỏe
Đây là loại thực phẩm vô cùng tốt và cần thiết cho sức khỏe

Đây là loại thực phẩm vô cùng tốt và cần thiết cho sức khỏe. Các loại trái cây, rau xanh có chứa các chất chống oxy hóa. Các nhóm dưỡng chất, vitamin có lợi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đây là những chất quan trọng giúp hạn chế và cải thiện tình trạng bị viêm phế quản ở người lớn và cả trẻ em. Khi bị viêm phế quản nên ăn những loại trái cây đa màu sắc, các loại quả họ quýt như: cam, quýt, bưởi,… sẽ cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến các món từ súp lơ xanh, nho, táo, cà chua, ớt chuông, bí đỏ,… để cung cấp đa dạng nguồn vitamin cho cơ thể.

Các thực phẩm cay

Sự thật là các loại thực phẩm hay thức ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu,… rất tốt cho người đang bị bệnh viêm phế quản. Bởi lẽ, theo các chuyên gia thì các thực phẩm cay hay trong ớt cay có chứa capsaicin. Có tác dụng làm loãng các chất nhầy trong phổi để cải thiện tình trạng ho có đờm khi bị viêm phế quản.

Uống nhiều nước

Bạn luôn phải đảm bảo cơ thể đủ nước khi đang bị viêm phế quản. Bởi vì, nước sẽ giúp làm giảm chất nhầy trong cơ thể và giúp bạn tống xuất chúng ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi bị viêm phế quản bạn thường kèm theo triệu chứng như sốt. Vì vậy cơ thể thường bị mất nước nên việc bổ sung nước vô cùng quan trọng. Bạn nên uống nước ấm, không nên uống các loại nước lạnh hoặc quá nóng. Để tránh kích thích khu vực bị sưng, viêm.

Sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong 
Khi bị viêm phế quản bạn hãy sử dụng mật ong bằng nhiều cách như pha với nước chanh ấm, pha với trà gừng

Mật ong được xem là một vị thuốc quý từ xưa đến nay. Khi bị viêm phế quản bạn hãy sử dụng mật ong bằng nhiều cách như pha với nước chanh ấm, pha với trà gừng. Hay sử dụng mật ong nấu với trứng gà để ăn hoặc uống mỗi ngày. Trong mật ong, có chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu sự kích thích của các chất nhầy. Để cải thiện tình trạng bị viêm phế quản.

Súp gà, canh gà

Theo các nghiên cứu của Đại học Nebraska, họ đã công bố thí nghiệm của mình vào năm 2000 rằng. Súp gà có tác dụng trong việc hạn chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Điều này giúp cho các bệnh nhân bị viêm phế quản giảm cảm giác đau họng. Giúp long đờm và thông phế quản. Bên cạnh đó, súp gà là món ăn lỏng có thể giúp người bệnh dễ hấp thu hơn khi đang mệt mỏi, khó chịu, bổ sung nước và các rau củ quả được nấu kèm bên trong món súp.