Chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số mẹo đơn giản cho cha mẹ để giúp trẻ kén ăn cung cấp một chế độ ăn uống cân bằng hơn.
Theo BS. Trần Thu Nguyệt – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, thực phẩm là vấn đề cha mẹ lo lắng cho con mình nhất. Tuy nhiên, ngoài yếu tố này, việc thay đổi thói quen ăn uống của trẻ cũng có thể tác động không nhỏ.
Dưới đây là một số mẹo về cách đảm bảo con bạn ăn đúng cách do BS. Trần Thu Nguyệt – Viện Ứng dụng Y học Việt Nam đã đưa ra lời khuyên.
Mục lục
Tẩy giun
Một số người – đăc biệt là những người thuộc thế hệ cũ – có thể sẽ kết luận rằng giun ở đường ruột là lý do trẻ không thèm ăn. Và khuyến nghị uống siro tẩy giun có thể mua ngoài hiệu thuốc
Việc cho trẻ uống siro tẩy giun mà không có đánh giá của bác sĩ là không được khuyến khích. Suy dinh dưỡng đau bụng nôn mửa tiêu chảy và ngứa kéo dài là những dấu hiệu phổ biến mà đứa trẻ có thể có khi bị giun kí sinh. Nếu bác sĩ xác nhận sự phá hoại của kí sinh, bác sĩ sẽ kê đơn ở dạng sirô. Đồng thời, có những bước đơn giản và quan trọng hơn mà cha mẹ có thể làm để phòng ngừa nhiễm giun đường ruột cho con của họ. Bao gồm:
Duy trì vệ sinh đúng cách tại nhà và thường xuyên rửa tay của trẻ bằng xà phòng và nước.
Giám sát những gì các con chạm hoặc đưa vào miệng mình.
Đảm bảo rằng trẻ đi giày khi chúng đi ra ngoài, đặc biệt là ở các khu vực lầy lội.
Đảm bảo trẻ không ăn thịt chưa nấu chín hoặc trái cây và các loại rau chưa rửa.
Không gây áp lực khi trẻ ăn uống
Một số cha mẹ tin rằng lysine – một amino acid thiết yếu có thể được tìm thấy trong một số vitamin tổng hợp cho trẻ em có thể giúp tăng cường sự thèm ăn. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng để cho thấy rằng nó hoạt động như một chất kích thích sự thèm ăn. Đồng thời sự đáp ứng có thể khác nhau giữa các trẻ.
Thông thường, việc giải quyết các nguyên nhân sâu xa cho sự thiếu thèm ăn là quan trọng hơn. Trước khi cha mẹ chuyển sang việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng cho trẻ. Những đứa trẻ có thể được ăn vặt quá nhiều giữa các bữa ăn; hoặc chỉ đơn giản là trẻ không thích vì trẻ đang bị buộc phải ăn hết phần ăn của mình.
Không bổ sung Vitamin tổng hợp
Rất nhiều cha mẹ cho con của họ uống vitamin với niềm tin rằng chúng sẽ giúp con họ phát triển khỏe mạnh. Nhưng vitamin tổng hợp nói chung là không cần thiết với một đứa trẻ khỏe mạnh đang phát triển bình thường. Hầu hết trẻ nên lấy vitamin từ một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Bao gồm sữa và các chế phẩm, hoa quả và rau cũng như protein như gà; cá, thịt và trứng và ngũ cốc nguyên hạt.
Rất nhiều thực phẩm chế biến được bổ sung những vi chất dinh dưỡng. Như vitamin B vitamin D canxi và sắt và trẻ không nhất thiết cần một lượng lớn vitamin và khoáng chất
Vitamin tổng hợp có thể sẽ giúp ích chỉ khi trẻ không ăn thường xuyên. Cực kì kén cá chọn canh và có nhiều hạn chế về thức ăn do dị ứng hoặc bệnh mãn tính mà cần tránh một số thức ăn suốt đời.
Cha mẹ có thể làm gì?
Sự thèm ăn của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bao gồm cả mức độ hoạt động thể lực sự mệt mỏi và bất ổn về cảm xúc. Hoặc có thể trẻ chỉ đơn thuần là một người kén ăn.
Chừng nào tăng trưởng của trẻ là bình thường. Và chúng đang ăn một chế độ ăn uống cân bằng thì không có gì cần phải lo lắng. Sự thay đổi thất thường của sự thèm ăn thường là thoáng qua và sẽ không gây tổn hại cho sức khỏe tổng thể của trẻ.
Một số lời khuyên trong việc cho trẻ ăn:
Khuyến khích trẻ tự ăn
Khi trẻ học bằng cách chạm và cảm nhận đối tượng; khám phá thực phẩm với các giác quan có thể khuyến khích sự thèm ăn của chúng.
Trẻ cũng sẽ phát triển các kỹ năng vận động và sự tự tin cần thiết để ăn bằng nĩa hay muỗng.
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ em tự ăn khi chúng được khoảng từ 9 đến 12 tháng tuổi.
Khuyến khích trẻ nhặt từng miếng nhỏ giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái cũng như cố gắng để đưa những thức ăn đó lên miệng.
Hoan nghênh mọi nỗ lực và giám sát trẻ chặt chẽ để coi chừng các dấu hiệu của hóc nghẹn
Kiểm soát việc ăn vặt
Hạn chế ăn vặt hai lần mỗi ngày, và chỉ khi trẻ xin.
Không cho trẻ uống quá nhiều sữa, vì điều này có thể làm giảm sự thèm ăn của chúng trong bữa ăn.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống nhiều hơn 470ml đến 710ml sữa mỗi ngày có thể không muốn ăn thực phẩm dinh dưỡng khác vì chúng đã no. Sau đó, chúng có thể trở nên thiếu cân. Nhưng nếu chúng vẫn ăn uống tốt, chúng có thể thừa cân vì có thêm nhiều năng lượng.
Tôn trọng khẩu vị của trẻ
Nếu trẻ không đói, không nên bắt chúng phải ăn. Ngoài ra, không nên “hối lộ” hoặc bắt ép trẻ phải ăn hết phần ăn của mình. Việc này chỉ tạo nên một cuộc đấu tranh căng thẳng về vấn đề ăn uống. Hơn nữa, con của bạn có thể cho rằng bữa ăn là sự lo lắng và thất vọng hoặc trở nên ít nhạy cảm với tín hiệu đói và no của mình.
Hãy cho trẻ ăn các bữa phụ để tránh gây áp lực và tạo cơ hội cho trẻ độc lập trong bữa ăn hơn.
Hãy kiên nhẫn với thức ăn mới
Trẻ nhỏ thường sờ hoặc ngửi thức ăn mới và thậm chí có thể nếm những mẩu nhỏ vào miệng và sau đó từ chối không ăn tiếp. Thậm chí, con bạn có thể cần phải tiếp xúc nhiều lần với thức ăn mới trước khi bé ăn miếng đầu tiên. Khuyến khích con của bạn bằng cách nói với bé về màu sắc, hình dạng; mùi thơm và kết cấu của thực phẩm – không chỉ có vị ngon. Chế biến các món ăn mới cùng với các loại thực phẩm con bạn yêu thích.
Làm cho bữa ăn thú vị hơn
Không nên tạo ra những trận chiến về thức ăn với con của bạn; như bắt chúng ăn hết những gì có trong đĩa.
Hãy pha trò, một bữa ăn không căng thẳng có thể khuyến khích một sự thèm ăn lành mạnh.
Cung cấp các phần ăn nhỏ. Nếu chúng muốn nhiều hơn, để cho trẻ phải yêu cầu điều đó từ bạn. Trong một số trường hợp, một đứa trẻ không chỉ đơn giản là một người kén ăn. Mà có thể có cả vấn đề về việc được cho ăn.
Một người kén ăn thường chấp nhận 30 loại thực phẩm hay hơn. Trong khi một người có vấn đề về ăn uống thường chấp nhận 20 loại thực phẩm hoặc ít hơn.
Các bậc cha mẹ có con em bị thiếu cân hoặc có vấn đề về ăn uống nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Những trẻ có vấn đề về việc được cho ăn có thể cần sự giúp đỡ từ một nhà trị liệu ngôn ngữ và một chuyên gia trị liệu. Vì chúng có thể bị quá mẫn cảm hoặc có các vấn đề về cảm giác ở miệng làm cho chúng khó khăn để chấp nhận thức ăn mới.