Bật mí 5 thói quen ăn uống giúp người già tăng sức đề kháng

Tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho người cao tuổi luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hầu hết mọi người đều cho rằng người cao tuổi cần thường xuyên đi khám và uống thêm thuốc bổ để giúp tăng cường đề kháng, nhưng không phải người cao tuổi nào cũng thực sự cần đến sự can thiệp của y tế. Việc tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao đề kháng cho người cao tuổi có thể được thực hiện thông qua việc kết hợp luyện tập thể dục thể thao, thư giãn tinh thần và đặc biệt là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bài viết sau đây của vnteen.com sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách xây dựng chế độ ăn uống để tăng cường đề kháng cho người lớn tuổi, cùng tìm hiểu nhé!

5 thói quen ăn uống giúp tăng sức đề kháng cho người cao tuổi

Người cao tuổi nên ăn tối trước 19 giờ

Người cao tuổi nên ăn tối trước 19 giờ
Người cao tuổi nên ăn tối trước 19 giờ

Ở người cao tuổi do hệ tiêu hóa kém nên quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Do đó, thời gian ăn lúc này cần phải có sự thay đổi so với trước. Người cao tuổi nên ăn tối trước 19 giờ, lượng thức ăn cần ăn ít hơn bữa trưa và sử dụng các thực phẩm mềm, dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa nhưng vẫn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Trước khi đi ngủ từ 1 – 2 tiếng, người cao tuổi nên uống một cốc sữa nóng, giúp dễ ngủ và ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Người cao tuổi nên ăn các loại đồ ăn nóng, lỏng

Đối với thời tiết giao mùa như hiện nay, để tăng cường sức khỏe người cao tuổi nên thay đổi các loại đồ ăn của mùa hè mát mẻ bằng việc tăng cường các loại đồ ăn lỏng, nóng thay thế như cháo, các loại súp hoặc đồ ăn có nhiều chất xơ để kích thích nhu động ruột, tránh táo bón. Người cao tuổi cũng nên ăn nhiều rau tươi, các loại đậu đũa, đậu Hà Lan, trái cây chín giúp vừa cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng như các vitamin và khoáng chất, đồng thời góp phần tăng cảm giác no, dẫn đến hạn chế ăn nhiều cơm,… Lưu ý, nên ăn thức ăn ngay sau khi chế biến.

Cung cấp đầy đủ các nhóm chất để tăng sức đề kháng

Các bữa ăn cho người cao tuổi cần cung cấp đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cơ bản là đạm, đường bột, béo, vitamin và khoáng chất với lượng hợp lý. Người cao tuổi cần nhiều chất xơ và protein. Lượng protein cho người cao tuổi cao hơn để duy trì khối cơ, xương và sửa chữa các tổn thương tế bào do quá trình lão hóa. Người cao tuổi cần 1,0 – 1,2 gram protein/kg cân nặng. Chú ý các loại đạm dễ tiêu hóa và hấp thu như đạm.

Chất béo trong chế độ ăn nên duy trì ở mức 20 – 25% năng lượng. Không cần thiết kiêng khem chất béo quá mức. Vì chất béo sẽ giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu. Ưu tiên chọn chất béo chưa bão hòa và hạn chế chất béo bão hòa, cholesterol,…

Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ

Khi lớn tuổi, nhu cầu năng lượng giảm hơn khi còn trẻ. Bởi vì các hoạt động thể lực của họ đã bị giảm đi và giảm chuyển hóa cơ bản. Nhu cầu năng lượng ở người trên 60 tuổi là 1.900 kcal với nam và 1.800 kcal với nữ. Các hoạt động của cơ quan tiêu hóa đều giảm do quá trình lão hóa ở người cao tuổi. Do đó, để cung cấp đủ mức năng lượng này, nên chia nhỏ bữa ăn. Người cao tuổi nên có thêm từ 1 đến 2 bữa phụ bên cạnh 3 bữa ăn chính. Nên chọn sữa và các sản phẩm khác từ sữa để cho các bữa phụ. Bởi vì sữa rất giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu.

Thường xuyên thay đổi thực đơn bữa ăn

Thường xuyên thay đổi thực đơn bữa ăn
Thường xuyên thay đổi thực đơn bữa ăn

Các món ăn trong bữa ăn hàng ngày nên thay đổi, đa dạng, phong phú. Bạn nên nấu các món có hỗn hợp nhiều gia vị để kích thích người già ăn ngon miệng hơn. Hãy nấu thức ăn mềm để dễ tiêu hóa và phải có món canh. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu đạm rất dễ xảy ra ở người cao tuổi. Bởi vì khả năng tiêu hóa hấp thu chất đạm của họ đã bị giảm. Các loại thực phẩm cung cấp nguồn chất đạm thực vật từ đậu tương như: Đậu phụ, sữa đậu nành, lạc, vừng,… rất cần được bổ sung vào khẩu phần ăn cho người cao tuổi. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá trong tuần. Đồng thời, nên ăn cá nhỏ và kho nhừ để ăn được cả xương.

Ngoài ra, để tăng cường sức đề kháng, người cao tuổi nên tập thể dục khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tăng cường lưu thông khí huyết vừa tiêu hao lượng calo thừa như: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc tập các bài tập đơn giản tại nhà. Việc tập luyện này giúp xương khớp dẻo dai, phòng tránh các bệnh xương khớp ở tuổi già. Bên cạnh đó, với người cao tuổi đang mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… càng cần phải chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *